Xây dựng cán bộ ngành Tòa án làm việc vì dân, phụng sự công lý
(QT) - Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam vừa được Quốc hội khóa XIII thông qua đã khẳng định: Tòa án là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp, có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ pháp chế xã hội chủnghĩa, bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Như vậy, Hiến pháp đã thừa nhận Tòa án là cơ quan thực hiện quyền tư pháp. Đây là nét mới rất có ý nghĩa, thể hiện bước quan trọng trong nhận thức xã hội, sự thừa nhận vị thế đặc biệt của Tòa án trong hệ thống chính trị. Nhưng đó cũng là thách thức lớn đối với ngành Tòa án nhân dân các cấp, đòi hỏi cần đổi mới, vươn lên mạnh mẽ hơn nữa, đặc biệt là xây dựng đội ngũ cán bộ ngành Tòa án có chuyên môn nghiệp vụ cao, bản lĩnh chính trị vững vàng, toàn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân, phụng sự công lý, lẽ phải, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
Mới đây, phát biểu tại hội nghị tổng kết công tác ngành Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Trị năm 2013, triển khai nhiệm vụ năm 2014 và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất được tổ chức tại Đông Hà ngày 23/1/2014, đồng chí Tưởng Duy Lượng, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao cũng đã yêu cầu Tòa án tỉnh Quảng Trị khắc phục những thiếu sót; đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng xét xử, khắc phục án quá hạn, tiếp tục duy trì kết quả không kết án oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm, hạn chế đến mức thấp nhất các bản án, quyết định bị sửa, hủy do lỗi chủ quan của thẩm phán. Nâng cao trình độ của cán bộ, công chức, đáp ứng yêu cầu giai đoạn mới. Đẩy mạnh hơn nữa phong trào thi đua “Phụng công thủ pháp, chí công vô tư” gắn với việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” với chủ đề “Nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống của đội ngũ thẩm phán, cán bộ công chức ngành Tòa án nhân dân”, xây dựng được nhiều tấm gương sáng về đạo đức, phong cách làm việc vì dân, vì công lý... |
Trong năm 2013, ngành Tòa án toàn quốc đã thụ lý 395.415 vụ, việc các loại; giải quyết được 364.819 vụ, việc, đạt 92%. Đối với ngành Tòa án tỉnh Quảng Trị đã thụ lý 2.063 vụ, việc; giải quyết được 2.020 vụ việc các loại, đạt tỉ lệ 98%. Trong thời gian tới hoạt động của các cơ quan tư pháp nói chung, ngành Tòa án nói riêng đứng trước nhiều thách thức, do tình hình tội phạm diễn biến phức tạp, trong đó loại tội phạm có tổ chức, tham nhũng và các loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng như buôn bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép chất ma túy, giết người, trộm cắp tài sản không giảm, các tranh chấp dân sự, lao động, hành chính đều gia tăng… Thực tế đó đòi hỏi phải nỗ lực nhiều hơn nữa để xứng đáng với vai trò, vị trí của ngành Tòa án trong hệ thống chính trị; xây dựng, củng cố niềm tin của người dân vào cơ quan xét xử. Trong thời gian qua, công tác xét xử của ngành Tòa án nói chung đã đạt được những kết quả quan trọng. Đảm bảo thực thi đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, áp dụng biện pháp nghiêm khắc đối với các loại tội phạm nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng. Qua đó giữ gìn kỷ cương phép nước, ngăn ngừa tội phạm, giữ vững sự ổn định xã hội. Song bên cạnh đó cũng còn một số hạn chế cần khắc phục trong công tác thụ lý, xét xử, đó là hoạt động xét xử phụ thuộc quá nhiều vào hồ sơ vụ án, với quan điểm “án tại hồ sơ”. Trong một số vụ án do quá trình điều tra thiếu cẩn trọng, người thực hiện điều tra làm sai quy trình, nôn nóng, ép cung, mớm cung, truy bức…vì thế khi xét xử cán bộ ngành Tòa án dựa hoàn toàn trên hồ sơ, chứng lý này đã dẫn tới việc kết án oan, mà tiêu biểu là vụ Nguyễn Thanh Chấn, ở Bắc Giang. Thứ hai là người xét xử, chủ tọa phiên tòa đôi lúc đứng trước nhiều áp lực, bị chi phối bởi các yếu tố như thân quen, quà cáp bôi trơn, chỉ đạo của cấp trên... nên một số bản án tuyên chưa đúng với hành vi phạm tội, dư luận không đồng tình. Bên cạnh đó chủ tọa phiên tòa chưa coi trọng vai trò tranh tụng của luật sư, chưa thấy rõ việc tranh tụng, làm rõ sự thật về các tình tiết vụ án là rất quan trọng để giải quyết của Tòa án có tính thuyết phục cao. Không ít phiên tòa, luật sư đưa ra các chứng cứ mới, có lý lẽ xác đáng để bảo vệ cho thân chủ nhưng không được xem xét đã dẫn tới án oan. Cũng cần nói rõ thêm do các mối quan hệ, bị chi phối bởi nhiều yếu tố nên lẽ ra trong một số vụ án, bị cáo phải bị phạt tù nhưng lại được chủtọa phiên tòa “khoan hồng” cho hưởng án treo, đã gây nên những dư luận bất bình… Yêu cầu cải cách tư pháp đòi hỏi phải nâng cao chất lượng các phiên tòa, đảm bảo việc tranh tụng tại tòa theo hướng thực chất, dân chủ, công khai và đúng pháp luật. Yêu cầu này cho thấy phải nâng cao tính chủ động của thẩm phám, chủ tọa phiên tòa. Chính họ chứ không phải ai khác là người quyết định bản án xét xử. Muốn có bản án thuyết phục thì quan trọng là nắm vững pháp luật, có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, phong cách làm việc vì dân, vì công lý… Thời gian gần đây dư luận đánh giá cao công tác xét xử của ngành Tòa án đối với các vụ án mà Ban Nội chính Trung ương xác định là trọng điểm như: Vụ Huỳnh Thị Huyền Như và đồng phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản và tham nhũng; vụ Dương Chí Dũng (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Hàng hải Việt Nam) tham ô tài sản, cố ý làm trái; vụ Dương Tự Trọng và đồng phạm tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài… được xét xử nghiêm minh, bản lĩnh của thẩm phán, chủ tọa phiên tòa và người thực hành quyền công tố đã được thể hiện một cách rõ nét. Dư luận đánh giá cao Hội đồng xét xử vụ án Dương Tự Trọng đã không bỏ sót tình tiết, diễn biến của phiên tòa, lời khai của nhân chứng, để từ đó khởi tố vụ án mới “làm lộ bí mật nhà nước”… Như trên đã nói, Hiến pháp mới nêu cao vai tròcủa ngành Tòa án, Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 cũng khẳng định Tòa án có vị trí trung tâm và xét xử là hoạt động trọng tâm, để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ này ngành Tòa án cần phải được nâng lên tầm cao. Trong đó vai trò thẩm phán- người tham gia xét xử, chủ tọa phiên tòa là rất quan trọng. Phải có đội ngũ thẩm phán đủ mạnh, vừa có tâm vừa có tài, có chính kiến, bản lĩnh vững vàng mới đảm đương được công việc khó khăn và phức tạp mà nhà nước và nhân dân giao phó. Mới đây, phát biểu tại hội nghị tổng kết công tác ngành Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Trị năm 2013, triển khai nhiệm vụ năm 2014 và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất được tổ chức tại Đông Hà ngày 23/1/2014, đồng chí Tưởng Duy Lượng, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao cũng đã yêu cầu Tòa án tỉnh Quảng Trị khắc phục những thiếu sót; đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng xét xử, khắc phục án quá hạn, tiếp tục duy trì kết quả không kết án oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm, hạn chế đến mức thấp nhất các bản án, quyết định bị sửa, hủy do lỗi chủ quan của thẩm phán. Nâng cao trình độ của cán bộ, công chức, đáp ứng yêu cầu giai đoạn mới. Đẩy mạnh hơn nữa phong trào thi đua “Phụng công thủ pháp, chí công vô tư” gắn với việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” với chủ đề “Nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống của đội ngũ thẩm phán, cán bộ công chức ngành Tòa án nhân dân”, xây dựng được nhiều tấm gương sáng về đạo đức, phong cách làm việc vì dân, vì công lý... QUỲNH ANH