Đá Mài, hồ soi bóng núi
(QT) - Đầu xuân, tôi cùng các cựu chiến binh ngược lên miền tây Cam Lộ (Quảng Trị), tìm lại dấu xưa kho Cây Quýt, suối La La, bình độ 500 cao điểm 544...nơi từng rộn rã trong bản “sử ca” của nhạc sĩ Huy Thục truyền qua bao thế hệ về trận quyết tử của một tiểu đội Giải phóng quân trên đồi Không Tên năm xưa ấy, bỗng gặp một Đá Mài, nơi hồ soi bóng núi. Một góc hồ chứa nước Đá Mài.

Đá Mài, hồ soi bóng núi

(QT) - Đầu xuân, tôi cùng các cựu chiến binh ngược lên miền tây Cam Lộ (Quảng Trị), tìm lại dấu xưa kho Cây Quýt, suối La La, bình độ 500 cao điểm 544...nơi từng rộn rã trong bản “sử ca” của nhạc sĩ Huy Thục truyền qua bao thế hệ về trận quyết tử của một tiểu đội Giải phóng quân trên đồi Không Tên năm xưa ấy, bỗng gặp một Đá Mài, nơi hồ soi bóng núi.

Một góc hồ chứa nước Đá Mài.

Không còn vượt qua những đoạn đường xóc xổ, từ Quật Xá đến bản Chùa rồi ngược núi, chúng tôi xuống thuyền qua lòng hồ Đá Mài. Thuyền lướt êm như đi trên dãi lụa. Núi non chìm trong sương mai thoạt nhìn như một bức tranh thủy mặc với những nét đan, nét thanh tươi rói. Chẳng mấy chốc, thuyền cập chân núi. Người cựu binh già thốt lên: “Chiến trường xưa đây ư? Nơi đạn bom khốc liệt ngút trời, nơi vùng trung du khô khát nhất Quảng Trị bây giờ hồng nhuận thế này ư? Thật không thể tin nổi!” Vâng, đến ngay người dân Cam Tuyền, Cam Lộ quê tôi cũng không thể nào tin nổi, rồi sẽ có một ngày trên vùng đất bán sơn địa khó nghèo bậc nhất, nơi để có chút nước ngọt vào mùa khô hạn, người dân phải thức dậy từ canh hai, canh ba, đi bộ ròng rã hàng cây số ra thượng nguồn sông Hiếu để chắt từng giọt nước; nơi những chân ruộng biến thành vùng cỏ cháy, đất nứt nẻ những đường chân chim sâu hoắm vào mùa nam nắng, thì giờ đây, nước ngọt đã ắp đầy trong lòng hồ Đá Mài, theo kênh mương toả đi khắp các ngã đồng, biến cả một vùng đồi núi sim mua nhọc nhằn thành nơi sơn thủy hữu tình, màu xanh hút tắp chân mây. Trong biên niên sử của đất này rồi sẽ ghi rõ một dấu ấn đáng tự hào trong tiến trình phát triển. Cách đây gần hai năm, vào ngày 26/3/2010, hồ chứa nước Đá Mài- Tân Kim chính thức được khởi công xây dựng với tổng mức đầu tư trên 198 tỷ đồng và vinh dự được UBND tỉnh chọn gắn biển công trình chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XV. Cả một vùng quê heo hút bỗng được đánh thức bởi hàng trăm thiết bị xe máy và nhân công ngày đêm làm việc trên công trường. Qua mùa nắng hạn, cả công trường nhuốm bụi đỏ mịt mù. Qua mùa mưa lũ, đất cày lên đặc quánh, đến bánh xích xe máy cũng cơ động một cách khó nhọc. Tất cả khó khăn, vất vả, gian nan, thách thức rồi cũng qua đi.

Cống lấy nước hồ chứa nước Đá Mài cơ bản hoàn thành.

Có thể nói, đối với một công trình hồ chứa nước, thời điểm chặn dòng đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Từ tháng 2/2011, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có Quyết định số 278/ QĐ-BNN-XD phê duyệt thời điểm chặn dòng công trình thủy lợi hồ chứa nước Đá Mài và xác định thời điểm chặn dòng vào cuối tháng 3/2011. Bên cạnh đó, căn cứ lưu lượng thực tế tại thời điểm chặn dòng, Sở NN-PTNT Quảng Trị chịu trách nhiệm thẩm định, phê duyệt phương án, biện pháp thi công chặn dòng chi tiết, bảo đảm chặn dòng thành công, tiết kiệm, an toàn tuyệt đối cho công trình. Và thời điểm quan trọng đó cũng đã đến, sáng ngày 29/3/2011, Sở NN-PTNT tổ chức lễ chặn dòng hồ chứa nước Đá Mài thuộc công trình hồ chứa nước Đá Mài- Tân Kim huyện Cam Lộ trong niềm hân hoan đón chờ của đông đảo người dân trên địa bàn. Tính đến thời điểm chặn dòng, công trình cơ bản hoàn thành khối lượng, các hạng mục theo tiến độ. Đắp phần bờ hữu của đập chính đến cao trình 37m (cao trình đỉnh đập là 50,56m), đào bóc, xử lý phong hóa nền đập thực hiện 54.105 m3/59.238m 3 , các hạng mục công trình đập phụ đã cơ bản hoàn thành theo thiết kế với khối lượng đạt 95%; thi công hoàn thành phần thân cống lấy nước, cửa vào, bể tiêu năng, kênh hạ lưu sau bể tiêu năng, hoàn thành 60% khối lượng tháp cống; hoàn thành việc thi công bản đáy ngưỡng tràn, tường biên, trụ pin tai van, ngưỡng tràn, dốc nước số 1, 2, các trụ đỡ; các thiết bị cơ khí cửa tràn đã chế tạo hoàn thiện đang lắp đặt tại hiện trường; khối lượng thi công tràn đạt trên 80%.

Đồng chí Nguyễn Văn Bài, TUV, Giám đốc Sở Nông nghiệp- PTNT nhận định: “Sau quá trình bám sát, chỉ đạo quyết liệt, đến thời điểm này có thể khẳng định việc thi công công trình hồ chứa nước Đá Mài đã đảm bảo tiến độ đề ra cả về mặt kỹ thuật, mỹ thuật, an toàn, hiệu quả và đã phát huy tác dụng ngay khi cơ bản hoàn thành. Hiện Sở NN-PTNT đang phối hợp với chính quyền địa phương và đơn vị quản lý công trình triển khai công tác cải tạo đồng ruộng để đón nước tưới, hoàn thành công trình đến đâu, đưa vào sử dụng đến đó, trước mắt là cung cấp nước cho vụ sản xuất đông xuân và chống hạn hiệu quả cho vụ hè thu. Không lâu nữa, khi công trình chính thức đưa vào sử dụng sẽ góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế- xã hội của huyện Cam Lộ, cân bằng sinh thái, cải tạo môi sinh, môi trường, đời sống nhân dân vùng hưởng lợi chắc chắn sẽ được cải thiện hơn nhờ vào hiệu ích to lớn mà công trình mang lại”.

Phần kênh chính Đá Mài đã thi công 5.226 m/6.755,5 m đạt 77,3%, khối lượng thi công công trình trên kênh đạt 89%; phần kênh nhánh đã thực hiện 3.613m/7.460,2m, khối lượng công trình trên kênh đạt 52%. Tổng khối lượng chính của toàn công trình đã thực hiện với việc đào đá, đào đất, đất đắp, bê tông các loại, thép các loại lên đến hàng trăm mét khối. Sau khi hoàn thành các phần việc theo đúng tiến độ, việc tổ chức chặn dòng công trình hồ chứa nước Đá Mài đánh dấu một giai đoạn thi công mới của công trình, giai đoạn tập trung hoàn thành các hạng mục của đập chính, cống lấy nước, tràn xả lũ để tích nước trong năm 2011. Đến bây giờ, giữa lúc một mùa xuân mới nữa đang đến, con đập chính dài trên 357 mét với chiều cao đập lớn nhất gần 30 mét vắt từ hai sườn núi đã hoàn thành. Người cán bộ giám sát công trường cho biết, việc trồng cỏ kỹ thuật đang được khẩn trương thực hiện. Cao trình đỉnh đập đạt +51,0 m, kết cấu đập đất 3 khối, tường chắn sóng bằng bê tông cốt thép M200 vững chải và mặt đập đang chuẩn bị được rải thảm bê tông nhựa với chiều rộng B=5 m. Đập phụ dài trên 268 m, cao trình đập +52,0 m, mặt đập có chiều rộng B=5 m, cống lấy nước bằng bê tông cốt thép cũng đã cơ bản hoàn thành. Vóc dáng của một hồ chứa nước với diện tích lưu vực 10 km 2 đã thành hình hài. Nước đã dần được tích đủ theo thiết kế. Theo đó, hệ thống kênh mương dần hoàn chỉnh và bước đầu đã đưa công trình vào phục vụ tưới tiêu ngay trong vụ đông xuân 2011-2012. Theo đồng chí Hoàng Liên Sơn, Chủ tịch UBND xã Cam Tuyền, công trình hồ chứa nước Đá Mài đã phát huy tác dụng ngay từ bây giờ. Trong số 60 ha lúa sản xuất một vụ năng suất thấp vì không chủ động được nước tưới, vụ này đã đưa vào sản xuất và sắp tới là vụ hè thu, diện tích tăng lên thêm 20 ha nữa nhờ vào nguồn nước từ hồ Đá Mài. Trong tương lai, diện tích tưới chủ động của xã Cam Tuyền sẽ được nâng lên 200 ha. Công trình hồ chứa nước Đá Mài- Tân Kim sau khi hoàn thành có nhiệm vụ cấp nước tưới cho 1.310 ha đất canh tác, trong đó có 860 ha lúa, 450 ha màu, nâng cao mực nước ngầm, tạo điều kiện cho nhân dân khai thác nguồn nước phục vụ sinh họat, đời sống. Công trình cũng sẽ tạo thành hệ thống thủy lợi cung cấp nước tưới và tạo nguồn nước sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản cho vùng hưởng lợi phía bắc sông Hiếu gồm các xã Cam Tuyền, Cam Thủy, Cam Thanh, Cam Hiếu (Cam Lộ) và phường Đông Thanh (thành phố Đông Hà). Đồng chí Nguyễn Văn Bài, TUV, Giám đốc Sở Nông nghiệp- PTNT nhận định: “Sau quá trình bám sát, chỉ đạo quyết liệt, đến thời điểm này có thể khẳng định việc thi công công trình hồ chứa nước Đá Mài đã đảm bảo tiến độ đề ra cả về mặt kỹ thuật, mỹ thuật, an toàn, hiệu quả và đã phát huy tác dụng ngay khi cơ bản hoàn thành. Hiện Sở NN-PTNT đang phối hợp với chính quyền địa phương và đơn vị quản lý công trình triển khai công tác cải tạo đồng ruộng để đón nước tưới, hoàn thành công trình đến đâu, đưa vào sử dụng đến đó, trước mắt là cung cấp nước cho vụ sản xuất đông xuân và chống hạn hiệu quả cho vụ hè thu. Không lâu nữa, khi công trình chính thức đưa vào sử dụng sẽ góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế- xã hội của huyện Cam Lộ, cân bằng sinh thái, cải tạo môi sinh, môi trường, đời sống nhân dân vùng hưởng lợi chắc chắn sẽ được cải thiện hơn nhờ vào hiệu ích to lớn mà công trình mang lại”. Sẽ vĩnh viễn lùi vào quá khứ nỗi ám ảnh nước mặn dâng lên trên sông Hiếu, đe dọa nguồn nước tưới từ trạm bơm điện Cầu Đuồi, khiến cho cả một vùng đất lúa rộng lớn lúa từ Cam Tuyền, Cam Thủy, Cam Thanh... phải chịu cảnh khô khát. Rồi đây lòng hồ Đá Mài, với lợi thế sơn thủy hữu tình, giao thông thuận tiện cũng sẽ là điểm đến du lịch kỳ thú, một địa chỉ thăm lại chiến trường xưa nhiều sức gợi và cũng sẽ là nơi cung cấp nguồn thủy sản dồi dào, chất lượng cao của người dân trong vùng. Mùa xuân trong tiếng Anh viết là spring, còn có nghĩa là “suối nước”, “cái lò xo”. Suối nước là dòng nước tinh khiết, khởi thủy từ nơi thượng nguồn, nhiều dòng suối tích tụ lại sẽ trở thành hồ nước mát lành. Chiếc lò xo khi được nén lại thường tạo nên một sức bật mạnh mẽ, khoáng đạt. Giữa trời xuân Nhâm Thìn tinh khôi, ngắm công trình thủy lợi tầm cỡ nơi thượng nguồn sông Hiếu, tôi như thấy bao dòng suối nhỏ lặng lẽ dốc vào lòng hồ để có một Đá Mài nước soi bóng núi, từ đây, tin tưởng chắc chắn rằng, công trình sẽ tạo một sức bật mới, xung lực mới cho vùng đất còn nhiều gian khó này đi đến cái đích cao cả là no ấm, mạnh giàu... Bài, ảnh: ĐÀO TÂM THANH