Ông Obama cần cảm ơn Hollywood!
(TT&VH) - Ngày 20/1/2009 diễn ra lễ nhậm chức tổng thống Mỹ của ông Barack Obama ở thủ đô Washington. Trong dịp này, không ít nhà phê bình điện ảnh cho rằng chính Hollywood đã góp phần tạo nên một tổng thống da màu ở nước Mỹ.

Ông Obama cần cảm ơn Hollywood!

(TT&VH) - Ngày 20/1/2009 diễn ra lễ nhậm chức tổng thống Mỹ của ông Barack Obama ở thủ đô Washington. Trong dịp này, không ít nhà phê bình điện ảnh cho rằng chính Hollywood đã góp phần tạo nên một tổng thống da màu ở nước Mỹ.

Phá vỡ hàng rào phân biệt chủng tộc

Trước khi ông Barack Obama ra đời cách đây 48 năm thì trên màn bạc nước Mỹ, các diễn viên da màu hầu như chỉ được đóng các vai nhỏ. Nhưng nhiều năm trở lại đây, điện ảnh đã giúp công chúng hiểu được cuộc sống của người da màu nhờ nỗ lực của các nhà làm phim như Charles Burnett, Spike Lee và John Singleton. Họ đã cố gắng phá bỏ được những suy nghĩ rập khuôn về thân phận nô lệ để tạo nên những hình tượng mới, phong phú hơn và xác thực hơn về cuộc sống của người da màu.

Năm 1964, Sidney Poitier trở thành người gốc Phi đầu tiên đoạt giải Oscar ở các hạng mục diễn xuất chính với phim Lilies Of The Field. Năm 1967, đối diện với những thách thức trong các bộ phim như In The Heat Of The Night và Guess Who’s Coming to Dinner, Poitier đã trở thành một ngôi sao đứng đầu về doanh thu của năm và tượng trưng cho quyền lực của người da màu ở nước Mỹ còn nặng tư tưởng phân biệt chủng tộc.Các nam diễn viên Mỹ gốc Phi giàu ảnh hưởng (từ trái sang, từ trên xuống): Will Smith (trong phim I Am Legend), Sidney Poitier (Guess Who’s Coming to Dinner); Denzel Washington (Training Day) và Morgan Freeman (Bruce Almighty)

Năm 1971, bộ phim độc lập của Melvin Van Peebles mang tựa đề Sweet Sweetback’s BaadasssssSong đã góp phần thúc đẩy một hình tượng mới của người đàn ông Mỹ gốc Phi. Được Huey Newton ca ngợi là “cuộc cách mạng thực thụ đầu tiên cho phim về người da màu” khi phim kể về những cuộc đấu tranh một người đàn ông Mỹ gốc Phi trước sức mạnh của người da trắng…

Tạo “uy lực” trên màn bạc

“Uy lực” của các diễn viên da màu trong làng showbiz tiếp tục được khẳng định cùng với Wil Smith, người nổi lên như một vị anh hùng trong Independence Day (1996). Năm 2002, Denzel Washington đã trở thành người da màu thứ 2 “rinh” giải Oscar Nam diễn viên xuất sắc nhất với vai diễn trong phim Training Day.

10 Phim ăn khách nhất Bắc Mỹ cuối tuần qua 1. Paul Blart Mall Cop: 33.8 triệu USD 2. Gran Torino: 22.2 triệu USD 3. My Bloody Valentine 3-D: 21.9 triệu USD 4. Notorious: 21.5 triệu USD 5. Hotel For Dogs: 17.7 triệu USD 6. Bride Wars: 11.7 triệu USD 7. Unborn, The: 9.8 triệu USD 8. Defiance: 9.2 triệu USD 9. Marley And Me: 6.3 triệu USD 10. Slumdog Millionaire: 5.9 triệu USD
Trước đó, Richard Pyor đã trở thành nghệ sĩ hài da màu đầu tiên phát hiện ra “bí quyết” chinh phục được khán giả da trắng bằng cách nào khi ông tạo được các màn diễn đầy lôi cuốn trên nền tảng của những điều hết sức trần tục, cách kể chuyện phơi bày sự thật và không bao giờ e ngại bày tỏ nỗi bất hạnh của sự phân biệt chủng tộc. Nhờ vậy mà Pryor đã thâm nhập được vào nền văn hóa đại chúng và càng về sau này sức ảnh hưởng của Pryor càng lan rộng.

Có lẽ Chris Rock là người “học trò” cừ nhất của Pryor rồi đến Eddie Murphy - trở thành một khuôn mẫu điển hình của diễn viên da màu với các nhân vật đa dạng, từ nhân vật hài (48 Hrs và Trading Places) đến người hùng hành động (Beverly Hills Cop) …

Hollywood đã có tổng thống da màu từ lâu

Ngày 20/1/2009, thế giới mới có dịp chứng kiến vị tổng thống Mỹ da màu đầu tiên trong lịch sử nhậm chức. Trong khi ấy điều này thực ra từ lâu đã được Hollywood đưa lên màn bạc. Cho đến nay công chúng Mỹ đã được làm quen với không ít vị tổng thống da màu điện ảnh và truyền hình như James Earl Jones trong The Man (1972), Morgan Freeman trong Deep Impact (1998), Chris Rock trong Head of State(2003) hay Dennis Haysbert trong 24 (2001 - 2006)...

Ở Hollywood, các diễn viên da màu đã lột tả nhiều vai trò đa dạng, từ vị cứu tinh, cố vấn, nhà tiên tri, giáo trưởng tới nhân vật báo thù, nhưng nhìn chung hóa thân vào chân dung tổng thống Mỹ như các vai nêu trên dường như lại ít phức tạp nhất. Mặc dầu vậy, những hình ảnh hư cấu ấy trong một chừng mực nào đó cũng đã góp phần giúp người Mỹ làm quen với hình ảnh của một vị tổng thống da màu, qua đó tạo ra một nước Mỹ sẵn sàng chấp nhận một vị nguyên thủ quốc gia như ông Barack Obama. Lương Tuấn Vĩ