Thường trực HĐND tỉnh, Đoàn ĐBQH tỉnh thăm và làm việc với huyện đảo Cồn Cỏ
Trong 2 ngày 14-15/6/2008, Thường trực HĐND tỉnh, Đoàn ĐBQH tỉnh đã tổ chức chuyến thăm, tiếp xúc cử tri và làm việc với huyên đảo Cồn Cỏ. Ra thăm và làm việc với huyện đảo Cồn Cỏ có các đồng chí: Nguyễn Viết Nên, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Lê Hữu Phúc, UVTƯ Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh; Phạm Đức Châu, UVTVTU, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Lê Bá Nguyên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh cùng các đồng chí trong Thường trực HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh, các ĐBQH tỉnh khoá XII, lãnh đạo ...

Thường trực HĐND tỉnh, Đoàn ĐBQH tỉnh thăm và làm việc với huyện đảo Cồn Cỏ

Trong 2 ngày 14-15/6/2008, Thường trực HĐND tỉnh, Đoàn ĐBQH tỉnh đã tổ chức chuyến thăm, tiếp xúc cử tri và làm việc với huyên đảo Cồn Cỏ. Ra thăm và làm việc với huyện đảo Cồn Cỏ có các đồng chí: Nguyễn Viết Nên, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Lê Hữu Phúc, UVTƯ Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh; Phạm Đức Châu, UVTVTU, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Lê Bá Nguyên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh cùng các đồng chí trong Thường trực HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh, các ĐBQH tỉnh khoá XII, lãnh đạo các Ban Đảng Tỉnh uỷ, các Sở, ban, ngành cấp tỉnh và lãnh đạo các huyện, thị xã. Ngay khi đặt chân lên đảo Cồn Cỏ, đoàn lãnh đạo tỉnh đã dâng hương, dâng hoa tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ trên đảo; thăm các đơn vị LLVT đóng chân trên đảo và một số công trình xây dựng cơ sở hạ tầng, điểm sạt lở do biển xâm thực ở Bến Nghè; tặng quà cho các cháu mầm non và trồng cây lưu niệm tại lớp học mầm non Phong Ba trên đảo.

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh viếng Đài tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ tại đảo Cồn Cỏ
Tại buổi tiếp xúc cử tri lần đầu tiên ở đảo Cồn Cỏ, đồng chí Phạm Đức Châu đã báo cáo với cử tri kết quả của kỳ họp thứ ba, Quốc hội khoá XII. Đa số cử tri huyện đảo Cồn Cỏ nêu ý kiến kiến nghị tập trung giải quyết những khó khăn cho huyện đảo mới thành lập như: Các cấp chính quyền cần tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trên đảo; có chính sách thu hút, tăng phụ cấp cho cán bộ, quân và dân như đối với các xã miền núi đặc biệt khó khăn... Ý kiến cử tri của Huyện Đội đảo Cồn Cỏ phản ánh điều kiện vật chất, văn hoá tinh thần trên đảo còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, cần hỗ trợ đầu tư mua sắm thêm phương tiện vật tư nghe nhìn, sách báo, máy vi tính... để nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho huyện đảo; hệ thống công sự, hầm hào chiến đấu xây dựng lâu năm, nay đã xuống cấp, có nơi bị biển xâm thực; điều kiện chăm sóc, khám chữa bệnh cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên đảo gặp nhiều khó khăn, nhất là công tác cấp cứu, cứu hộ cứu nạn... Cử tri làng Thanh niên kiến nghị các ngành, các cấp tạo điều kiện giải quyết việc làm ổn định cho người dân, hỗ trợ cho hộ gia đình thanh niên vay vốn làm ăn, có chế độ phụ cấp giải quyết khó khăn cho họ và vấn đề khai sinh cho trẻ em còn khó khăn do chưa có ngành Tư pháp. Cử tri Công an huyện đề nghị sớm xây dựng Trung tâm Quân- Dân- Y kết hợp; sớm hình thành thuyến vận chuyển hành khách ra đảo, đầu tư xây dựng mạng lưới điện hoàn thiện cho đảo...

Sau buổi tiếp xúc cử tri, đoàn lãnh đạo tỉnh đã làm việc với lãnh đạo huyện đảo Cồn Cỏ để nghe báo cáo tình hình của huyện sau 3 năm thành lập và những đề xuất, kiến nghị để xây dựng và phát triển huyện đảo trong thời gian tới. Đồng chí Nguyễn Viết Nên chủ trì hội nghị. Báo cáo tình hình của huyện đảo Cồn Cỏ sau 3 năm thành lập do đồng chí Lê Quang Lanh, Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện trình bày, nêu rõ: Sau hơn 3 năm đi vào hoạt động, với sự đoàn kết nhất trí cao vượt qua mọi khó khăn, đến nay, Đảng bộ, quân và dân huyện đảo Cồn Cỏ đã nỗ lực phấn đấu đạt được những kết quả đáng khích lệ. Kinh tế- xã hội được định hình và có bước phát triển. Quốc phòng- an ninh được tăng cường và giữ vững. Hệ thống chính trị được kiện toàn, củng cố và đi vào hoạt động hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển của một huyện đảo mới thành lập và có tính đặc thù chuyên biệt cao. Lĩnh vực kinh tế- xã hội, 3 năm qua huyện đã hoàn thành công tác điều tra cơ bản, rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể kinh tế- xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch tổng quát du lịch trên đảo... Phối hợp với các viện, trường đại học nghiên cứu các đề tài về điện, nước, tài nguyên rừng, biển, môi trường, địa chất, vật liệu mới... làm tiền đề cho công tác quy hoạch và phát triển sau này. Huyện đã ban hành quy chế bảo vệ rừng và tài nguyên môi trường; hoàn thành thủ tục xây dựng khung về đơn giá đất trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và ban hành một số chủ trương phù hợp với tình hình để khuyến khích phát triển sản xuất, động viên và tạo điều kiện cho 11 hộ gia đình (23 lao động) TNXP tổ chức lao động, sản xuất kinh doanh, tạo thu nhập. Tuy còn khiêm tốn, nhưng bước đầu huyện đã tạo và nuôi dưỡng nguồn thu, năm sau cao hơn năm trước (năm 2006 thu 181 triệu đồng; năm 2007 thu 249 triệu đồng). Các hoạt động văn hoá văn nghệ- TDTT, công tác giáo dục, y tế và chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ, quân, dân ngày càng được đẩy mạnh và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nhân dân. Lĩnh vực Quốc phòng- an ninh, huyện đã phối hợp chặt chẽ với các LLVT đóng quân trên địa bàn làm tốt nhiệm vụ huấn luyện, tuần tra canh gác sẵn sàng chiến đấu, diễn tập khu vực phòng thủ và công tác phòng chống bão lụt, tìm kiếm cứu hộ cứu nạn, thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng LLVT địa phương, công tác giữ gìn trật tự an toàn xã hội và công tác hậu phương quân đội. Tại buổi làm việc, huyện đảo Cồn Cỏ đã nêu ra 4 nhóm kiến nghị, đề xuất nhằm giúp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, xây dựng huyện đảo mạnh về kinh tế- xã hội, vững về quốc phòng- an ninh. Đó là: nhóm về đầu tư phát triển kinh tế- xã hội; nhóm kiến nghị liên quan đến quốc phòng- an ninh; nhóm liên quan đến cơ chế- chính sách và một số đề nghị khác. Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Lê Hữu Phúc đã đánh giá cao những nỗ lực xây dựng huyện đảo trong thời gian qua. Về những kiến nghị, đề xuất của huyện, đồng chí lưu ý: Vấn đề thuê chuyên gia Cu ba quy hoạch chi tiết đảo du lịch khó khăn thì có thể thuê chuyên gia của Viện Quy hoạch đô thị để làm nhanh. Việc di dân ra đảo hiện nay là quá chậm, cần xúc tiến đẩy nhanh công việc này, nếu mức hỗ trợ 50 triệu đồng/hộ thấp, thì tỉnh sẽ cho chủ trương hỗ trợ 150 triệu như kiến nghị của huyện, nhưng mỗi năm phải đưa cho được 10-15 hộ di dân ra đảo. Các công trình xây dựng trên đảo, huyện cần làm việc kỹ với các Sở, ban ngành trình UBND tỉnh phê duyệt. Những công trình đã phê duyệt rồi như: khu dịch vụ hậu cần nghề cá giai đoạn II, sửa chữa âu tàu, xây dựng trụ sở huyện cần giải ngân ngay cho kịp tiến độ. Việc phân định đất quốc phòng và đất dân sinh căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển huyện đảo để giải quyết. Huyện chưa có Viện kiểm sát và Toà án, trước mắt, Viện kiểm sát và Toà án tỉnh kiêm thêm nhiệm vụ giải quyết vụ việc cho huyện đảo Cồn Cỏ. Về chế độ, chính, sách, lương, giao cho Sở Nội vụ phối hợp với huyện trình tỉnh và Trung ương giải quyết. Kết luận buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Viết Nên nhấn mạnh việc thành lập huyện đảo Cồn Cỏ là chủ trương nằm trong chiến lược biển Đông và hải đảo. Đảo Cồn Cỏ là một đảo anh hùng, có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển thành đảo du lịch- văn hoá, nên phải biết cách khai thác tốt để xây dựng huyện đảo thành một đảo du lịch đẹp trong tương lai. Đồng chí nêu lên lên những hạn chế cần phải khắc phục, đó là: Dân số huyện đảo hiện nay quá ít (theo quy hoạch đảo sẽ có khoảng 1.500 dân), nên cần đẩy nhanh việc di dân ra đảo. Hạn chế thứ hai là chưa xác định rõ ràng các mục tiêu phát triển trước mắt cũng như lâu dài, khi có điều kiện mới đặt mục tiêu du lịch lên đầu, còn hiện nay phải xác định mục tiêu là: xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển nông- lâm- thuỷ sản, du lịch. Vấn đề giải quyết việc làm cho hộ gia đình TNXP còn gặp nhiều khó khăn, nên việc di dân ra đảo cần xem xét kỹ hộ nào giỏi nghề cá hoặc có năng lực đầu tư kinh doanh, dịch vụ phù hợp trên đảo mới được di dân ra đảo. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh: Huyện đảo Cồn Cỏ là một huyện khó khăn, nên các Sở, ban ngành liên quan và các địa phương cần tạo mọi điều kiện thuận lợi hơn nữa hỗ trợ thiết thực cho huyện đảo phát triển. Xây dựng và phát triển Cồn Cỏ cần lưu ý trên cơ sở quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết xong mới tính chuyện đầu tư phát triển, không được làm biến dạng, thay đổi cảnh quan môi trường trên đảo... Tin, ảnh: NTH