Cần tập trung phát triển du lịch biển, đảo
(QT) - Đánh giá sát đúng những tiềm năng, lợi thế to lớn về du lịch của tỉnh, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành các nghị quyết về phát triển du lịch tỉnh Quảng Trị những năm trước mắt và định hướng lâu dài. Với chiến lược tập trung đẩy mạnh đầu tư phát triển du lịch biển, đảo, UBND tỉnh Quảng Trị đã phê duyệt quy hoạch phát triển các khu du lịch. Nằm trong quy hoạch này phải kể tới Khu Dịch vụ - Du lịch Cửa Việt; Khu Dịch vụ - Du lịch dọc tuyến đường ven biển Cửa Tùng - Cửa Việt và Khu Dịch ...

Cần tập trung phát triển du lịch biển, đảo

(QT) - Đánh giá sát đúng những tiềm năng, lợi thế to lớn về du lịch của tỉnh, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành các nghị quyết về phát triển du lịch tỉnh Quảng Trị những năm trước mắt và định hướng lâu dài. Với chiến lược tập trung đẩy mạnh đầu tư phát triển du lịch biển, đảo, UBND tỉnh Quảng Trị đã phê duyệt quy hoạch phát triển các khu du lịch. Nằm trong quy hoạch này phải kể tới Khu Dịch vụ - Du lịch Cửa Việt; Khu Dịch vụ - Du lịch dọc tuyến đường ven biển Cửa Tùng - Cửa Việt và Khu Dịch vụ - Du lịch Vĩnh Thái. Đặc biệt, Khu Du lịch biển đảo Cửa Tùng - Cửa Việt - đảo Cồn Cỏ đang được định hướng thành khu du lịch quốc gia để phát huy tối đa thế mạnh du lịch nghỉ dưỡng, ẩm thực, khám phá biển đảo, vui chơi giải trí, sân gôn... Khu vực này được xem là điểm du lịch hấp dẫn dành riêng phục vụ khách quốc tế đến từ Hành lang kinh tế Đông - Tây, nhất là các nước Lào, Thái Lan khi đến Quảng Trị. Tuy nhiên hiện nay đất nước ta nói chung, tỉnh Quảng Trị nói riêng đang phải đối mặt với những thách thức to lớn trong việc tổ chức khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên biển, đảo. Bên cạnh trọng trách đảm bảo vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, tình hình biến đổi khí hậu đang diễn biến ngày càng cực đoan, khó lường, đe dọa trực tiếp đến cộng đồng và các hệ sinh thái ven biển. Sự suy giảm các nguồn lợi thủy sản, đa dạng sinh học; gia tăng ô nhiễm môi trường biển đang diễn ra ngày càng gay gắt. Đặc biệt sự cố ô nhiễm môi trường biển ở các tỉnh Bắc miền Trung thời gian qua đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường biển trước mắt và lâu dài, tác động bất lợi đến các ngành kinh tế liên quan đến biển và đời sống sản xuất, sinh hoạt của người dân ven biển.

Cần có giải pháp để bãi tắm Cửa Tùng thu hút khách du lịch sau sự cố ô nhiễm môi trường biển - Ảnh: PV

Để phấn đấu xây dựng thương hiệu du lịch biển, tạo sự đột phá mạnh mẽ để phát triển du lịch trong giai đoạn tiếp theo, theo chúng tôi cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu: Trước hết, khẩn trương hoàn chỉnh quy hoạch phát triển ngành du lịch, quy hoạch xây dựng hạ tầng du lịch gắn với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020 đã được Chính phủ phê duyệt. Nâng cao chất lượng công tác quản lý, điều hành thực hiện quy hoạch, thẩm định dựán đầu tư du lịch. Cần giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển du lịch với văn hóa và phát triển con người; phát triển du lịch với bảo vệ tài nguyên và môi trường, với đảm bảo quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội... Tập trung đầu tư xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng du lịch đúng quy hoạch theo hướng tập trung trọng tâm, trọng điểm. Trước hết là hệ thống giao thông phục vụ du lịch kết hợp với phát triển các ngành kinh tế và phục vụ dân sinh; hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật các khu, điểm du lịch quan trọng gắn với quảng bá, xúc tiến đầu tư, công tác quản lý, khai thác tiềm năng du lịch; xây dựng lộ trình tôn tạo, nâng cấp các di tích văn hóa, lịch sử một cách hợp lý để phát huy hiệu quả đầu tư; khai thác hiệu quả cơ sở vật chất hiện có, nhất là hệ thống khách sạn, nhà hàng cao cấp mới được xây dựng... Đặc biệt cần tập trung đầu tư xây dựng đảo Cồn Cỏ thành đảo du lịch; triển khai có hiệu quả việc mở tuyến du lịch ra đảo Cồn Cỏ, tập trung tháo gỡ cơ chế quản lý đảm bảo thống nhất, thông suốt, đồng bộ; xây dựng hạ tầng thiết yếu cho hoạt động du lịch; có chính sách thỏa đáng kêu gọi thu hút đầu tư du lịch biển, đảo… Đồng thời cần tập trung hướng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển mạnh khu vực Cửa Tùng - Cửa Việt, đây sẽ là trung tâm du lịch biển, đảo lớn nhất của tỉnh, đồng thời là điểm xuất phát đi đảo Cồn Cỏ. Tích cực nghiên cứu ban hành một sốcơ chế, chính sách đặc thù phù hợp với pháp luật hiện hành để tăng cường thu hút đầu tư phát triển du lịch; tập trung nguồn lực và huy động các giải pháp kêu gọi các nhà đầu tư chiến lược có tiềm lực và bề dày kinh nghiệm đến kinh doanh, tạo bước phát triển đột phá. Hỗ trợ hình thành các làng nghề thủ công mỹ nghệ để tạo sản phẩm giới thiệu quảng bá về mảnh đất, con người Quảng Trị và có khả năng thu hút khách du lịch... Bằng nhiều hình thức thông tin trong nước, khu vực và trên thế giới, giới thiệu các sản phẩm du lịch, các đơn vị kinh doanh du lịch, lữ hành có hiệu quả và có khả năng phục vụ tốt khách du lịch. Ưu tiên dành nguồn lực cho công tác thông tin, xúc tiến, quảng bá, hợp tác phát triển du lịch. Tăng cường phương tiện hoạt động, nguồn nhân lực, kinh phí đảm bảo làm tốt nhiệm vụ xúc tiến quảng bá du lịch. Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch phải tham gia cùng nhà nước, cộng đồng quảng bá hình ảnh doanh nghiệp, khảo sát thị trường, giới thiệu tour, tuyến, sản phẩm du lịch của mình, đồng thời đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực, nhất là về kỹ năng nghề và ngoại ngữ…để thu hút khách du lịch. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch gắn với việc tôn tạo, bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử và các giá trị văn hóa phi vật thể; gắn phát triển kinh tế với củng cố thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, nâng cao dân trí, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; tạo điều kiện cho ngư dân yên tâm lao động, sản xuất, đồng thời thu hút các nhà đầu tư đến tìm hiểu, làm ăn lâu dài tại các khu công nghiệp, dịch vụ, du lịch của tỉnh. Tăng cường đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá và nâng cao nhận thức về sản vật, sản phẩm biển Việt Nam thân thiện với môi trường, củng cốvị thế, thương hiệu của sản vật, sản phẩm biển Quảng Trị nói riêng và biển Việt Nam nói chung trên thị trường trong nước và quốc tế. TS NGUYỄN VĂN DÙNG