Tích cực phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa
(QT) - Theo báo cáo của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Trị, tính đến 19/3/2015, toàn tỉnh có1.972 ha lúa bịbệnh đạo ôn lá. Bệnh gây hại ở hầu hết các giống nhưng nặng nhất vẫn xảy ra ở các giống bị nhiễm như IR38, HC95, P6... và trên chân ruộng bị nhiễm vào các vụ trước, chân ruộng bón phân không cân đối, lạm dụng phân đạm. Tỷ lệ bệnh phổ biến từ 10 - 25%, cấp bệnh chủ yếu từ cấp 1 đến cấp 3. Đối với những vùng bị hại nặng như Trung Hải, Gio Mỹ (Gio Linh), Đông Lễ (Đông Hà), ...

Tích cực phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa

(QT) - Theo báo cáo của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Trị, tính đến 19/3/2015, toàn tỉnh có1.972 ha lúa bịbệnh đạo ôn lá. Bệnh gây hại ở hầu hết các giống nhưng nặng nhất vẫn xảy ra ở các giống bị nhiễm như IR38, HC95, P6... và trên chân ruộng bị nhiễm vào các vụ trước, chân ruộng bón phân không cân đối, lạm dụng phân đạm. Tỷ lệ bệnh phổ biến từ 10 - 25%, cấp bệnh chủ yếu từ cấp 1 đến cấp 3. Đối với những vùng bị hại nặng như Trung Hải, Gio Mỹ (Gio Linh), Đông Lễ (Đông Hà), tỷ lệ bệnh từ 45- 65%. Nếu không kịp thời phòng trừ thì bệnh đạo ôn tiếp tục lây lan ra diện rộng và gây cháy lá ở các ruộng nhiễm nặng, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng lúa sau này. Bệnh đạo ôn phát sinh do nấm bệnh tồn tại trên cỏ dại, tàn dư cây trồng vụ trước, trên các ruộng lúa giống bị bệnh gây hại từ vụ trước. Nấm bệnh thích nghi và phát sinh trong điều kiện nhiệt độ từ 22- 30 0 c, ẩm độ trên 80%, trời âm u, mưa phùn, thường trong vụ đông xuân nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm lớn tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh gây hại. Ngoài ra, bệnh thường phát sinh trên các chân ruộng giàu dinh dưỡng, bón đạm, lân, kaly không cân đối, ruộng khô hoặc ngập úng đều dễ bị hại. Hầu hết các giống đều bị nhiễm, những giống có bộ lá nhiều, mỏng và to bản thì bệnh dễ gây hại.

Phun thuốc trừ bệnh đạo ôn hại lá cho lúa

Các biện pháp phòng trừ bệnh đạo ôn phải tiến hành thường xuyên, liên tục từ đầu vụ đến cuối vụ. Đầu vụ, tiến hành tiêu diệt các nguồn mầm bệnh trên đồng ruộng như cày lật gốc rạ sớm, làm sạch cỏ dại ở bờ ruộng. Trong các biện pháp thâm canh lúa phải chú ý phòng chống bệnh đạo ôn ngay từ đầu vụ như sử dụng các giống lúa kháng bệnh đạo ôn, lượng giống gieo vừa phải (khoảng từ 3,5- 4 kg/ sào), không nên gieo quá dày gây rậm rạp tạo điều kiện cho bệnh phát triển, cơ cấu giống lúa phù hợp trên từng chân đất, bón phân cân đối giữa đạm, lân, kaly, cần tăng cường bón nhiều phân chuồng để tăng sức đề kháng cho lúa. Thường xuyên kiểm tra thăm đồng, phát hiện bệnh gây hại để có biện pháp diệt trừ kịp thời. Khi phát hiện lúa bị nhiễm bệnh đạo ôn phải ngừng bón tất cả các loại phân và các chất kích thích sinh trưởng, duy trì mực nước trong ruộng. Cần xem xét bệnh đã phát triển đến ngưỡng phòng trừ chưa và ra quyết định chăm sóc phù hợp. Nếu bệnh hại nặng nhưng đến giai đoạn bón phân cho lúa thì ngừng bón đạm mà phải phun thuốc bảo vệ thực vật, sau đó bệnh giảm hẳn rồi mới bón. Chú ý điều tiết mực nước trong ruộng một cách hợp lý để phòng bệnh lây lan như nước ở trong ruộng luôn đảm bảo có độ sâu 3- 5 cm, không nên để ruộng bị khô hay ngập quá sâu đều gây bất lợi trong việc phòng chống bệnh và tạo điều kiện cho bệnh đạo ôn phát triển. Nếu bệnh hại nặng có thể sử dụng các loại thuốc đặc hiệu trừ đạo ôn có hoạt chất để phun như: Fujione, Beam, Vistar, Fillia, Ninja, Isoprothiolane, Propiconazole, Thioplanate-metyl, Trycyclazone... theo liều lượng khuyến cáo trên toa nhãn; cần chú ý phải phun đủ lượng nước tối thiểu 16 lít/sào, phun ướt đẫm lá. Vùng bị nặng phải phun tiếp lần 2 sau lần 1 là 5- 6 ngày, những ruộng đã bị đạo ôn lá phả i phun phòng trước khi lúa trổ 5- 7 ngày để hạn chế bệnh đạo ôn cổ bông. Những ruộng đã bị nhiễm bệnh đạo ôn, sau phun thuốc khi bệnh ngừng phát triển mới được bón phân. Chăm bón kịp thời và tăng cường bón phân kali khi lúa bước vào giai đoạn làm đòng để làm cho cây cứng cáp và tăng sức đề kháng. Tích cực phòng trừ các loại sâu bệnh nói chung và bệnh đạo ôn nói riêng để đảm bảo sản xuất vụ đông xuân được thắng lợi. Trong điều kiện năm nay có khả năng xảy ra hạn hán nặng thì phải sản xuất ăn chắc vụ đông xuân để đề phòng diện tích vụ hè thu bị thu hẹp mới đảm bảo đạt sản lượng lương thực cả năm như kế hoạch đã đề ra. Bài, ảnh: VÕ THÁI HÒA