(VietNamNet) - Vi phạm về môi trường đã như căn bệnh ung thư di căn, tội phạm vị thành niên đang ngày càng gia tăng... là lo lắng của hầu hết ĐBQH trong phiên thảo luận sáng 24/10 tại Hội trường về công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm.
Nhiều lỗ hổng trong hệ thống pháp luật đồ sộ Bà Nga nói, trong lúc ĐBQH đang bàn thảo thì cuộc tranh luận về thẩm quyền đóng cửa Vedan thuộc "tỉnh" hay "bộ" cho đến giờ vẫn chưa ngã ngũ, còn công ty này vẫn bình yên vô sự. " Hệ thống pháp luật về môi trường đồ sộ nhưng còn nhiều lỗ hổng như chưa quy định cụ thể về bồi thường thiệt hại, khắc phục ô nhiễm. Điều khoản trong Bộ Luật Hình sự về xử lý gây ô nhiễm nguồn nước đến nay vẫn còn nằm trên giấy. Luật Bảo vệ Môi trường thì thiếu các nguyên tắc thực thi. Chế tài xử phạt tối đa 70 triệu đồng quá nhẹ, DN thà phạt còn hơn chi 1 tỷ đồng xử lý ", bà Nga lên tiếng. ĐB Đặng Văn Xướng (Long An) ví: " Vi phạm môi trường hiện đã như bệnh ung thư di căn. Càng thanh tra, giám sát càng phát hiện thêm sai phạm ". Phát biểu tại cuộc họp tổ hôm 23/10, ông Nguyễn Đình Xuân (Tây Ninh) cho rằng bây giờ mới tính đến giám sát tối cao về ô nhiễm môi trường thì đã quá muộn. Tuy nhiên ông Xuân vẫn kiến nghị nên đưa nội dung "nóng" này vào kế hoạch giám sát 2009.
Sắp tới, Ủy ban này sẽ đề xuất sửa đổi một số điều trong Bộ Luật Hình sự, trọng tâm là sửa đổi những nội dung liên quan đến tội phạm về môi trường. " Những tội danh đối với loại tội phạm này phải có chế tài xử nghiêm hơn, quy định cụ thể hơn ", ông Minh nói. Đau lòng vì tội phạm trẻ
Theo ông Lê Văn Tâm (Cần Thơ), có tới 9,48% tội phạm là trẻ vị thành niên. Trong khi đó, theo Phó CN Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh thiếu niên và Nhi đồng Ngô Thị Minh, tính đến cuối 2007 có tới 886 trẻ em bị xâm hại. Bà Dương Thị Thu Hà (Lào Cai) than thở: " Tội phạm vị thành niên ở thành thị càng tinh vi hơn ". Nguyên nhân được chỉ ra là "do mặt trái của kinh tế thị trường", do "văn hóa phẩm, băng đĩa ngoài luồng không lành mạnh và Internet", đặc biệt là do thiếu giáo dục, sự quan tâm của gia đình và các tổ chức đoàn thể. " Đi đến các trường giáo dưỡng, chúng tôi gặp những trường hợp đau lòng. Các em nói không có nơi vui chơi, không có hoạt động lành mạnh, thời gian rảnh rỗi không biết làm gì nên tụ tập, chơi bời, lêu lổng ", bà Minh kể lại. Đau lòng vì nhiều vụ án nghiêm trọng mà tội phạm ở lứa tuổi còn rất trẻ, ông Hoàng Hữu Năng (Kon Tum) yêu cầu tăng cường sự phối hợp trong giáo dục, quản lý giữa nhà trường - gia đình - cơ quan bảo vệ pháp luật. Phó Chủ nhiệm UB các vấn đề xã hội Lương Phan Cừ nói: " Tình trạng vi phạm ở tuổi vị thành niên đã đến mức đáng báo động". Trước đó, báo cáo về tỷ lệ thanh thiếu niên học sinh phạm tội có chiều hướng tăng, Chủ nhiệm UB Tư pháp Lê Thị Thu Ba nói: “ Đây là vấn đề đã được nêu ra trong báo cáo năm 2007 nhưng trong năm 2008, công tác đấu tranh phòng chống tội phạm vi phạm pháp luật đối với đối tượng này chưa đạt được kết quả như mong muốn. Báo cáo chưa làm rõ nguyên nhân của tình trạng trên, chưa đề ra biện pháp cụ thể nhằm hạn chế gia tăng tội phạm và vi phạm pháp luật trong đối tượng này ”. Thảo luận sáng 24/10, nhiều ĐB đã đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ trong đảm bảo an ninh trật tự, ổn định xã hội. Tuy nhiên, nhiều nhược điểm cũng được chỉ rõ như tiến độ xử án còn chậm, tình trạng án oan sai vẫn còn, năng lực của các cơ quan tư pháp hạn chế... Lê Nhung |