Vai trò của gia đình đối với việc giáo dục con người trong giai đoạn hiện nay
(QT) - Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng vai trò của gia đình. Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc đã nêu: “Giữ gìn và phát huy những đạo lý tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Nêu cao vai trò gương mẫu của các bậc cha mẹ. Coi trọng xây dựng gia đình văn hóa. Xây dựng mối quan hệ khăng khít giữa gia đình, nhà trường và xã hội.” Gia đình là ...

Vai trò của gia đình đối với việc giáo dục con người trong giai đoạn hiện nay

(QT) - Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng vai trò của gia đình. Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc đã nêu: “Giữ gìn và phát huy những đạo lý tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Nêu cao vai trò gương mẫu của các bậc cha mẹ. Coi trọng xây dựng gia đình văn hóa. Xây dựng mối quan hệ khăng khít giữa gia đình, nhà trường và xã hội.”

Gia đình là một vấn đề lớn, luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm. Gia đình Việt Nam trong thời kỳ đổi mới hiện nay là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển đất nước nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Thiết nghĩ mỗi cá nhân cần xây dựng cho gia đình mình thực sự là một gia đình tốt, góp phần tạo nên những con người tốt, có ích cho gia đình mình và cho xã hội, cho đất nước, thực sự là những chủ nhân cơ đồ, sự nghiệp của gia đình, đất nước tin cậy của thế hệ cha ông giao lại cho họ .

Đối với mỗi con người, nhất là con người Việt Nam, thì gia đình luôn là mối quan tâm quan trọng nhất trong suốt cuộc đời. Bởi chính gia đình là nơi tạo tiền đề, cơ sở và hành trang quan trọng cho mỗi người bước vào đời. Trong cuộc đời, dù là ai, thành đạt hay không thành đạt, người có ích cho gia đình, xã hội hay là gánh nặng cho gia đình, xã hội, từ góc độ nhân cách đều bắt nguồn từ sự giáo dục quan trọng là gia đình. Trong bài nói chuyện tại Hội nghị thảo luận dự thảo Luật Hôn nhân - Gia đình (tháng 1-1959), Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Rất quan tâm đến gia đình là đúng và nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình”. Gia đình là một lực lượng giáo dục quan trọng trong: “Gia đình – Nhà trường – Xã hội”. Thế mạnh nhất của gia đình trong việc giáo dục là tình cảm. Đó là tình thương yêu đặc biệt sâu sắc của cha mẹ, ông bà dành cho con cháu, anh em dành cho nhau. Hơn các môi trường khác, gia đình là tổ ấm tạo ra hạnh phúc cho mỗi con người. Không ở đâu con người được nâng niu, đùm bọc, an ủi, chăm sóc như ở gia đình. Từ đó, gia đình có vai trò rất lớn trong hai quá trình có quan hệ khăng khít với nhau để hình thành nên nhân cách con người là Nuôi – Dạy. Cuộc sống của xã hội hiện đại với sự phát triển mạnh mẽ của các thành phần kinh tế đã tác động đến đời sống gia đình. Tình trạng ly hôn, ly thân, sống chung như vợ chồng không đăng ký kết hôn, quan hệ tình dục trước hôn nhân và việc nạo phá thai trong giới trẻ gia tăng, để lại những hậu quả nặng nề về nhiều mặt đối với gia đình và xã hội. Các giá trị văn hóa gia đình truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam đang có biểu hiện xuống cấp, mai một. Nhiều tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc, rượu chè, mại dâm, HIV/ AIDS đã và đang xâm nhập vào các gia đình. Mâu thuẫn xung đột giữa các thế hệ về phép ứng xử, lối sống và vấn đề chăm sóc người cao tuổi đang đặt ra những thách thức mới. Tình trạng bạo lực trong gia đình có chiều hướng ngày càng gia tăng đến mức báo động... Trước thực trạng đó, việc phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống trong công tác xây dựng gia đình văn hóa có đời sống kinh tế phát triển, đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh phong phú là yêu cầu bức thiết của toàn xã hội. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: “Ba trụ cột của ý thức cộng đồng người Việt, đó là gia đình (nhà), làng và nước. Ngày nay, xây dựng một xã hội công bằng, văn minh đòi hỏi chúng ta phải trở lại với những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp từ gia đình”. Thứ nhất, tiếp tục giáo dục, kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam gắn với xây dựng những giá trị tiên tiến của gia đình trong xã hội phát triển, từ đó đề cao trách nhiệm của mỗi gia đình trong việc xây dựng và bồi dưỡng nhân cách cho mỗi thành viên trong gia đình. Giáo dục văn hóa gia đình là xây dựng con người Việt Nam với những phẩm chất cao quý theo nội dung Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc . Thứ hai, chú trọng các biện pháp nhằm duy trì và nâng cao chất lượng phong trào xây dựng gia đình văn hóa và nội dung các tiêu chí công nhận danh hiệu gia đình văn hóa, tránh xu hướng chạy theo thành tích, phản ánh không thực chất phong trào và chất lượng gia đình văn hóa. Các tiêu chí xây dựng gia đình văn hóa phải phù hợp và có ý nghĩa thiết thực với đời sống của nhân dân, công tác bình xét danh hiệu gia đình văn hóa phải được tiến hành theo tiêu chí thống nhất, trên nguyên tắc công bằng, dân chủ, đáp ứng được nguyện vọng, tâm tư, tình cảm, tạo được sự đồng tình hưởng ứng của nhân dân. Tiếp tục nghiên cứu xây dựng các mô hình gia đình văn hóa trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa với những giá trị mới tiên tiến cần tiếp thu và dự báo những biến đổi về gia đình trong thời kỳ mới, đề xuất hướng giải quyết những thách thức trong lĩnh vực gia đình. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của phong trào xây dựng gia đình văn hóa. Thứ ba, cần đầu tư về kinh phí, nguồn lực cho phong trào xây dựng gia đình văn hóa kết hợp với việc xây dựng nông thôn mới. Xây dựng nông thôn mới là một chủ trương có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Đây là vấn đề không chỉ kinh tế - xã hội mà là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp nhằm củng cố niềm tin và xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân chủ, văn minh. Thứ tư, phải thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng, cung cấp kiến thức văn hóa gia đình và nội dung công tác xây dựng gia đình văn hóa cho cán bộ chỉ đạo hướng dẫn phong trào xây dựng gia đình văn hóa các cấp, nhằm trang bị kiến thức xây dựng gia đình văn hóa trong đời sống xã hội hiện đại để cập nhật trước yêu cầu đổi mới của thời đại và có định hướng hướng dẫn nhân dân thực hiện lâu dài. Gia đình là một vấn đề lớn, luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm. Gia đình Việt Nam trong thời kỳ đổi mới hiện nay là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển đất nước nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Thiết nghĩ mỗi cá nhân cần xây dựng cho gia đình mình thực sự là một gia đình tốt, góp phần tạo nên những con người tốt, có ích cho gia đình mình và cho xã hội, cho đất nước, thực sự là những chủ nhân cơ đồ, sự nghiệp của gia đình, đất nước tin cậy của thế hệ cha ông giao lại cho họ . LÊ QUANG THỂ