“Tham nhũng thời gian”
(QT) - Cùng với việc thực hiện các nội dung của công tác cải cách hành chính, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tận tụy, hết lòng phục vụ nhân dân, năm 2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 05 về việc nâng cao hiệu quả sử dụng thời giờ làm việc trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, nhằm chấn chỉnh tình trạng cán bộ, công chức, viên chức sử dụng thời gian làm việc nhà nước vào các việc riêng, ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Thế nhưng mới đây Giám đốc ...

"Tham nhũng thời gian"

(QT) - Cùng với việc thực hiện các nội dung của công tác cải cách hành chính, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tận tụy, hết lòng phục vụ nhân dân, năm 2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 05 về việc nâng cao hiệu quả sử dụng thời giờ làm việc trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, nhằm chấn chỉnh tình trạng cán bộ, công chức, viên chức sử dụng thời gian làm việc nhà nước vào các việc riêng, ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Thế nhưng mới đây Giám đốc sở Nội vụ Ninh Thuận cho biết trong vòng một tuần, tổ công tác của sở kiểm tra chín cơ quan, địa phương và phát hiện nơi nào cũng có cán bộ, công chức, viên chức vi phạm giờ giấc hành chính. Số lượng là 224 trường hợp vi phạm, trong đó 103 người "ăn cắp" thời gian từ 30-105 phút.

"Tham nhũng thời gian" là sự lãng phí, thất thoát lớn và vi phạm pháp luật cần phải kịp thời khắc phục theo tinh thần Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí, vì xét đến cùng thì thời gian làm việc cũng là tiền bạc, ngân sách nhà nước cả. Việc ban hành Chỉ thị 02 của UBND tỉnh là một biện pháp mạnh của cơ quan quản lý nhằm chấn chỉnh ngay "nạn" cán bộ, công chức, viên chức lạm dụng thời giờ nhà nước vào việc riêng, ảnh hưởng đến hiệu quả giải quyết công việc và làm "xấu" đi hình ảnh người cán bộ trong mắt người dân. Hy vọng với chỉ thị này, tình trạng vi phạm thời giờ làm việc trên địa bàn tỉnh sẽ có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần thúc đẩy công cuộc cải cách hành chính trên mọi phương diện.

Có lẽ Ninh Thuận là địa phương đầu tiên thử làm một cuộc kiểm tra nhỏ về việc chấp hành thời gian làm việc của cán bộ, công chức, viên chức và công khai trên phương tiện thông tin đại chúng nên mới làm "nóng" lại tình hình. Chứ chuyện đó ai cũng biết và xin nói luôn thực trạng này đã diễn ra từ lâu trên phạm vi cả nước chứ không riêng gì ở Ninh Thuận. Và đương nhiên Quảng Trị cũng không ngoại lệ. Rất dễ để khẳng định điều đó vì nó diễn ra nhan nhản trước mắt chứ chẳng phải kín đáo gì mà không thấy. Mùa hè, trong khoảng chín mười giờ sáng, nếu không tin thì thử làm một vòng đến các quán bê thui ở thành phố Đông Hà là rõ, đảm bảo thực khách đã rất đông và trong đó phần lớn là cán bộ. Mùa đông, tầm bảy rưỡi tám giờ sáng, cứ ngang qua đường Trần Hưng Đạo, đoạn gần Bưu điện Đông Hà sẽ thấy ở các quán dọc vỉa hè vẫn còn nhiều cán bộ nhởn nhơ uống cà phê, ăn sáng. Xin điểm qua để biết Quảng Trị, Ninh Thuận cũng là "anh em" với nhau mà thôi. Thời gian qua, nhìn chung bên cạnh phần lớn cán bộ, công chức, viên chức luôn chấp hành tốt quy định về giờ giấc làm việc, thì Quảng Trị cũng như các tỉnh thành khác trong cả nước, vẫn còn nhiều người chưa đề cao trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ; ý thức kỷ luật lao động kém, vi phạm các quy định về thời giờ làm việc. Đó là tình trạng đi muộn về sớm, đánh bài, chơi games, ăn nhậu...trong giờ hành chính, làm ảnh hưởng đến hiệu quả, chất lượng công tác và tác phong, uy tín của cán bộ, công chức, viên chức. Để xảy ra tình trạng này, ngoài việc do ý thức tổ chức kỷ luật của cán bộ chưa cao, thì còn có nguyên nhân là do người đứng đầu các cơ quan, đơn vị chưa chú trọng công tác quản lý thời giờ làm việc; không xử lý hoặc xử lý không nghiêm các hành vi vi phạm thời giờ làm việc. Để chấn chỉnh tình trạng "tham nhũng thời gian", vi phạm kỷ luật, kỷ cương hành chính, đề cao ý thức trách nhiệm, nâng cao hiệu quả hoạt động công vụ, thực hiện nhiệm vụ được giao, vừa qua, UBND tỉnh Quảng Trị ban hành Chỉ thị 02 về việc tăng cường công tác quản lý thời giờ làm việc của cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh. Yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có biện pháp để khắc phục ngay tình trạng cán bộ không chấp hành nghiêm giờ giấc làm việc tại cơ quan, đơn vị được giao quản lý và cơ quan cấp dưới trực thuộc. Các cơ quan, đơn vị phải xây dựng Quy chế làm việc và trong quy chế phải có nội dung quy định cụ thể về việc chấp hành giờ giấc làm việc và các vi phạm về làm việc riêng, uống bia, rượu, cà phê, đánh bài, chơi games... trong giờ hành chính. Không xem xét các danh hiệu thi đua khen thưởng đối với các cá nhân, tập thể và lãnh đạo đơn vị có vi phạm; đồng thời có biện pháp xử lý nghiêm những người vi phạm và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị để xảy ra vi phạm. Tiếp tục giao Đài PTTH tỉnh tiến hành ghi hình và phát sóng các trường hợp vi phạm thời giờ làm việc; Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức kiểm tra đột xuất việc sử dụng thời giờ làm việc của cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan đơn vị thuộc tỉnh. "Tham nhũng thời gian" là sự lãng phí, thất thoát lớn và vi phạm pháp luật cần phải kịp thời khắc phục theo tinh thần Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí, vì xét đến cùng thì thời gian làm việc cũng là tiền bạc, ngân sách nhà nước cả. Việc ban hành Chỉ thị 02 của UBND tỉnh là một biện pháp mạnh của cơ quan quản lý nhằm chấn chỉnh ngay "nạn" cán bộ, công chức, viên chức lạm dụng thời giờ nhà nước vào việc riêng, ảnh hưởng đến hiệu quả giải quyết công việc và làm "xấu" đi hình ảnh người cán bộ trong mắt người dân. Hy vọng với chỉ thị này, tình trạng vi phạm thời giờ làm việc trên địa bàn tỉnh sẽ có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần thúc đẩy công cuộc cải cách hành chính trên mọi phương diện. TÙNG LÂM