Cập nhật:  GMT+7

Tạo thuận lợi thương mại Quốc tế đối với mô hình khu kinh tế thương mại xuyên biên giới

TS. THÁI THỊ HỒNG MINH, Phó Hiệu trưởng Trường Chính trị Lê Duẩn

Hiện nay, mô hình Khu kinh tế xuyên biên giới (CBEZ) đã áp dụng thành công tại nhiều quốc gia, song chưa được triển khai thực tế ở Việt Nam. Đối với mô hình CBEZ Lao Bảo (Việt Nam) và Densavan (Lào) là một trong những mô hình dự kiến triển khai trên tuyến biên giới Việt Nam-Lào. Lựa chọn này có nhiều thuận lợi khi Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo là một trong 8 cửa khẩu quốc tế Việt Nam giáp nước Lào với ưu thế đặc biệt là điểm đầu cầu trên EWEC tại lãnh thổ Việt Nam, tiếp cận với các nước trong khu vực EWEC và Tiểu vùng sông Mekong (GMS).

Tạo thuận lợi thương mại Quốc tế đối với mô hình khu kinh tế thương mại xuyên biên giới

Tác giả trình bày tham luận tại Hội thảo: “Xây dựng Khu kinh tế thương mại xuyên biên giới chung Lao BảoDensavan” -Ảnh: TRẦN TUYỀN

Từ các khái niệm về tạo thuận lợi thương mại quốc tế của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), các nhà nghiên cứu Yue Li&John S.Wilson (2009), Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) và các khái niệm về CBEZ theo Báo cáo “Một số vấn đề lý luận, thực tiễn về khu kinh tế xuyên biên giới” (2016), nghiên cứu của Nguyễn Anh Thu và cộng sự (2019), có thể khái niệm về tạo thuận lợi thương mại quốc tế đối với mô hình CBEZ là sự đơn giản hóa, hài hòa hóa thủ tục trong thương mại quốc tế theo các chuẩn chung của quốc tế và cần có sự hợp tác, hài hòa chính sách, ưu đãi thống nhất giữa hai bên nhằm tăng hiệu quả trong trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia có khu kinh tế đi qua khu vực xuyên quốc gia.

Áp dụng 4 nguyên tắc cơ bản của thuận lợi hóa thương mại của Liên Hiệp Quốc Ủy ban kinh tế châu Âu (UNECE) và Ma trận tạo thuận lợi/kiểm soát của Ngân hàng thế giới, tác giả đề xuất 5 nguyên tắc tạo thuận lợi thương mại đối với CBEZ bao gồm: Minh bạch hóa; Đơn giản hóa; Hài hòa hóa; Tiêu chuẩn hóa và Cân bằng giữa hai yếu tố: tạo thuận lợi cho thương mại và kiểm soát tuân thủ pháp luật.

Theo lý thuyết mô hình 6 yếu tố của CBEZ của Lalkaka và cộng sự (2011) nghiên cứu kết hợp với nội dung tạo thuận lợi thương mại theo TFA hay còn gọi là các điều luật thuế quan toàn cầu (global customs rules) là Hiệp định được thông qua dựa trên nguyên tắc đồng thuận của 160 quốc gia thành viên của WTO, hướng tới 4 mục tiêu cơ bản, tác giả đề xuất 5 nội dung tạo thuận lợi thương mại quốc tế đối với CBEZ, bao gồm: Xây dựng chính sách ưu đãi đảm bảo cân bằng giữa tạo thuận lợi thương mại và tuân thủ pháp luật; Xây dựng cửa khẩu có công nghệ tiên tiến; Đầu tư cơ sở hạ tầng, kết nối hạ tầng hiện đại; Tổ chức quan hệ đối tác hải quan và doanh nghiệp và Xây dựng cơ chế quản lý chung theo hướng tạo thuận lợi thương mại quốc tế.

Thực trạng về tạo thuận lợi thương mại quốc tế liên quan mô hình Khu kinh tế xuyên biên giới CBEZ Lao BảoDensavan.

Mô hình CBEZ Lao Bảo (Việt Nam) -Densavan (Lào) chưa được triển khai thực tế vì vậy thực trạng liên quan được đánh giá thông qua phân tích tình hình hoạt động thương mại quốc tế của Khu KTTMĐB Lao Bảo và Khu Thương mại biên giới Densavan với 2 nhóm vấn đề: Phân tích số liệu thống kê với 5 nội dung nêu phần khung lý thuyết trên (có kế thừa các nghiên cứu trước) và Kết quả khảo sát doanh nghiệp của tác giả (với 231 doanh nghiệp đã và đang hoạt động tại Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo-nghiên cứu năm 2017).

Tuy nhiên, hiện nay vẫn thiếu cơ chế ưu tiên, tạo thuận lợi về thủ tục XNK, XNC tại cặp cửa khẩu quốc tế Lao Bảo -Densavan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải phục vụ các dự án sản xuất kinh doanh trong khu kinh tế, thương mại hai bên Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo và Densavan.

Mục tiêu cốt lõi của CBEZ vẫn là tạo ra khu hợp tác kinh tế hướng tới tạo thuận lợi thương mại và đầu tư, có sự kết nối, hợp tác và hài hòa chính sách giữa hai bên biên giới. Điểm ưu thế đặc biệt là Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo và Densavan là cặp cửa khẩu duy nhất hiện có hai khu kinh tế đối xứng nhau trên tuyến biên giới Việt Nam-Lào. Tuy nhiên, quá trình thực hiện như phân tích thực trạng phát triển khu kinh tế, thương mại hai bên Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo (Việt Nam)-Densavan (Lào) khi đối chiếu với 5 nội dung tạo thuận lợi thương mại quốc tế đối với CBEZ do tác giả đề xuất vẫn có những bất cập, khó khăn, chưa đạt như kỳ vọng, nhất là hiện chưa có cơ chế quản lý chung và điều này cần thiết áp dụng mô hình CBEZ tạo thuận lợi thương mại quốc tế. Theo đó, phải có các giải pháp tạo thuận lợi trong triển khai CBEZ Lao Bảo-Densavan với cơ chế, chính sách tạo động lực mới, thu hút đầu tư, tạo thuận lợi thương mại quốc tế.

Thứ nhất, giải pháp về xây dựng chính sách ưu đãi đảm bảo cân bằng giữa tạo thuận lợi thương mại và tuân thủ pháp luật cho CBEZ Lao Bảo và Densavan.

Đảm bảo cam kết tính ổn định về chính sách và nếu thay đổi theo hướng ưu đãi, thuận lợi hơn để thu hút nhà đầu tư. Thực hiện cơ chế ưu đãi của “Khu phi thuế quan” theo quy định tại Khoản 1, Điều 4, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 do khi Khu KTTMĐB Lao Bảo khi thành lập được xem là một “khu phi thuế quan đặc biệt”, tuy nhiên, không có hàng rào cứng ngăn cách nên hiện nay không đủ điều kiện áp dụng chính sách ưu đãi khu phi thuế quan.

Thực hiện chính sách ưu đãi cao nhất về thuế theo quy định hiện hành của Việt Nam và Lào cho doanh nghiệp tại CBEZ: miễn thuế XNK theo Nghị định số 134/2016/NĐ-CP, ngày 1/9/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Áp dụng cơ chế bảo lãnh thông quan.

Về hàng nông sản của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài được nhập khẩu về Việt Nam, cần được hưởng những ưu đãi về kiểm dịch theo Hiệp định thương mại biên giới Việt Nam-Lào khi nhập khẩu hàng nông sản của dự án về nước. Áp dụng cơ chế ưu đãi đối với sản phẩm sản xuất nông nghiệp do cư dân biên giới hai nước sản xuất đưa vào tiêu thụ trong CBEZ. Tham khảo áp dụng các quy định về Khu thương mại tự do thí điểm (FTZ) của Trung Quốc để phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế cao (Guofa, 2023). Xây dựng chính sách ưu đãi với doanh nghiệp ưu tiên (AEO). Quy định tính sẵn có, xây dựng và thực thi hàng rào kỹ thuật minh bạch của thông tin. Xác lập cơ chế trao đổi thông tin liên tục giữa hai bên.

Thứ hai, giải pháp về xây dựng cửa khẩu có công nghệ tiên tiến tạo thuận lợi thương mại quốc tế đối với CBEZ Lao Bảo và Densavan.

Ứng dụng quản lý hải quan hiện đại; xây dựng hải quan số hướng đến hoàn thành hải quan thông minh. Các thủ tục hành chính trong lĩnh vực cấp phép, kiểm tra chuyên ngành cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh được thực hiện thông qua Cơ chế một cửa quốc gia; Cổng thông tin một cửa quốc gia. Nếu áp dụng mô hình “một cửa, một điểm dừng” (SWI/SSI), phải khắc phục các hạn chế từ kinh nghiệm mô hình thí điểm và thực hiện đồng bộ cho 8 cặp cửa khẩu quốc tế biên giới Việt NamLào nhằm nhất quán tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động thương mại quốc tế.

Thứ ba, giải pháp về đầu tư cơ sở hạ tầng, kết nối hạ tầng hiện đại tạo thuận lợi thương mại quốc tế đối với CBEZ Lao Bảo và Densavan.

Tiếp tục huy động tối đa các nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng hai cửa khẩu của hai quốc gia chung biên giới thực hiện CBEZ; cơ sở hạ tầng khu vực dịch vụ logistics, trọng tâm đầu tư vào hạ tầng giao thông vận tải bởi vận tải giao nhận là khâu trọng yếu nhất, chiếm trên 1/3 tổng chi phí hoạt động logistics của hàng XNK. Thực hiện hiệu quả đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng hai cửa khẩu cần quan tâm tính tương đồng trong đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng của hai cửa khẩu hai nước, trong đó, cân nhắc năng lực tài chính của phía Lào và khả năng hỗ trợ vốn của Việt Nam (từ kinh nghiệm về thực tế cơ sở hạ tầng tại Cửa khẩu Densavan sau hơn 17 năm từ khi triển khai thực hiện mô hình SWI/SSI đến nay vẫn tận dụng cơ sở cửa khẩu cũ, không được đầu tư thêm nhiều do phía Lào không có vốn).

Thứ tư, giải pháp về tổ chức quan hệ đối tác hải quan và doanh nghiệp của CBEZ.

Phát huy mối quan hệ đối tác toàn diện giữa Hải quan-Doanh nghiệp. Hải quan cần lưu ý không chỉ phát huy vai trò hỗ trợ mà cả vai trò lắng nghe, ghi nhận, tiếp thu và giải trình ý kiến từ khu vực doanh nghiệp (Đối chiếu khảo sát của tác giả (2017) về sự lắng nghe, ghi nhận ý kiến doanh nghiệp tại Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo đạt điểm trung bình 3,08 (trung lập). Tương tự, khảo sát về sự giải quyết ý kiến của doanh nghiệp đạt điểm trung bình 2,88 (trung lập)).

Thứ năm, giải pháp về xây dựng cơ chế quản lý chung theo hướng tạo thuận lợi thương mại quốc tế đối với CBEZ.

Cơ chế quản lý chung là yếu tố đặc thù chuyên biệt của CBEZ, tạo sự khác biệt so với loại hình khu kinh tế hay khu mậu dịch tự do đặt hoàn toàn trong phạm vi biên giới một quốc gia. Theo đó, cần tập trung để xây dựng cơ chế quản lý chung hướng đến tạo thuận lợi thương mại quốc tế đối với CBEZ dựa trên nguyên tắc minh bạch hóa, đơn giản hóa, hài hòa hóa, tiêu chuẩn hóa và cân bằng giữa hai yếu tố: tạo thuận lợi cho thương mại và kiểm soát tuân thủ pháp luật; chú trọng các chính sách ưu đãi được quản lý một cách hài hòa, thống nhất, hợp tác cùng phát triển, không cạnh tranh mà phải phối hợp cung ứng, bổ sung cho nhau cùng tạo thuận lợi thương mại quốc tế, thu hút đầu tư phát triển bền vững đối với cả hai khu vực.



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Mùa đánh bắt cá hố

Mùa đánh bắt cá hố
2024-03-30 05:30:00

QTO - Vùng khơi hay vùng lộng luôn có loài cá hố được ngư dân ví là loài “cá biển mình rồng” do thân hình dài lấp lánh ánh bạc cùng vây chạy dọc sống lưng....

Xúc tiến đầu tư tại chỗ

Xúc tiến đầu tư tại chỗ
2024-03-30 05:25:00

QTO - Nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư theo hướng hoàn thiện cơ sở hạ tầng; nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức, tạo môi trường kinh doanh công...

Ngư dân hồ hởi vươn khơi khai thác vụ cá Nam

Ngư dân hồ hởi vươn khơi khai thác vụ cá Nam
2024-03-29 05:20:00

QTO - Những ngày này, tranh thủ thời tiết thuận lợi, ngư dân các địa phương ven biển của tỉnh Quảng Trị đang hồ hởi vươn khơi, bám biển để đánh bắt vụ cá...

Thời tiết