Cập nhật:  GMT+7

Chủ động kiểm soát hoạt động thương mại điện tử

Cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, hoạt động kinh doanh buôn bán hàng trực tuyến, bán hàng qua mạng (gọi chung là thương mại điện tử) đã có bước phát triển đáng kể, mang lại hiệu quả tích cực cho doanh nghiệp, người dân và góp phần quan trọng vào sự phát triển KT-XH. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) đang phát sinh nhiều rủi ro, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế và đời sống người dân.

Chủ động kiểm soát hoạt động thương mại điện tử

Người dân mua hàng qua các sàn thương mại điện tử ngày càng phổ biến - Ảnh: T.Q

Theo đánh giá của Ban chỉ đạo 389 tỉnh, đối với hoạt động TMĐT, một số tổ chức, cá nhân lợi dụng chuyển phát nhanh, các trang mạng để quảng cáo, giới thiệu, cung cấp thông tin sai lệch về sản phẩm, chào bán các sản phẩm hàng hóa không đảm bảo chất lượng, nguồn gốc xuất xứ..., nhất là đối với các mặt hàng áo quần, giày dép, mỹ phẩm các loại, đồ điện tử.

Thủ đoạn thường gặp là đối tượng lập tài khoản người bán với thông tin giả trên sàn thương mại điện tử, sau đó giả mạo các cửa hàng, công ty kinh doanh để tạo lòng tin cho khách hàng, đăng bán các sản phẩm có mức giá rẻ hơn giá niêm yết từ 3 - 4 lần với các lý do “giảm giá sốc”, “thanh lý xả kho”.

Những mặt hàng này đều có giá trị cao, nhỏ gọn, dễ có hàng giả, hàng nhái. Khi người mua đặt đơn hàng, các đối tượng sẽ được sàn thương mại điện tử cung cấp thông tin cá nhân của người mua và sử dụng các phương thức liên lạc như zalo, facebook, tiktok, instagram... dụ dỗ mua các mã giảm giá để giao dịch trực tuyến không thông qua sàn thương mại điện tử với mức giá thấp hơn mức giá đang niêm yết.

Sau khi người mua chuyển khoản thanh toán, các đối tượng chặn liên lạc hoặc gửi bưu kiện trong đó có các vật phẩm không giá trị. Ngoài ra, hàng giả, hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, hàng kém chất lượng được vận chuyển qua đường bưu chính, chuyển phát... cũng khiến lực lượng chức năng rất khó phát hiện, ngăn chặn.

Trước tình hình đó, Ban chỉ đạo 389 tỉnh đã ban hành kế hoạch về việc tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động TMĐT trên địa bàn tỉnh. Qua đó, chỉ đạo các đơn vị thành viên tăng cường theo dõi thông tin, nắm tình hình địa bàn, giám sát đối với các cơ sở kinh doanh có sử dụng website, các mạng xã hội để bán hàng hóa; thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát, đôn đốc việc tuân thủ pháp luật về TMĐT của các thương nhân, tổ chức, cá nhân và mô hình kinh doanh TMĐT.

Đồng thời, tùy vào tình hình thực tế địa bàn quản lý, các lực lượng chức năng, địa phương trong tỉnh xây dựng kế hoạch, triển khai đấu tranh với các hành vi vi phạm trong hoạt động TMĐT. Kết quả, trong giai đoạn từ 2020 - 2023, các lực lượng đã phát hiện 54 vụ/52 đối tượng, trong đó có 11 vụ buôn lậu, vận chuyển hàng cấm; 23 vụ gian lận thương mại và 20 vụ hàng giả. Xử lý vi phạm hành chính 52 vụ/52 đối tượng với tiền phạt 576 triệu đồng, không có xử lý hình sự; thu nộp ngân sách 576 triệu đồng.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động TMĐT vẫn đang gặp nhiều khó khăn. Nếu như trước đây TMĐT chỉ là bán hàng trên website của doanh nghiệp thì nay có thể bán trên các mạng xã hội như facebook, zalo, tiktok...

Ngoài ra, một số đối tượng thường sử dụng nơi bán hàng, quảng cáo, chốt đơn và kho hàng ở các khu vực khác nhau hoặc không có địa điểm, địa chỉ cụ thể hay thông đồng với nhau dưới các hình thức “gửi nhầm hàng”, “từ bỏ” nhằm trốn tránh trách nhiệm, gây khó khăn cho quá trình điều tra, xác minh, khám xét làm rõ vi phạm.

Trong bối cảnh hiện nay, dự báo vi phạm trong hoạt động TMĐT sẽ tăng nhanh. Do vậy, việc ngăn chặn hàng kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái là một việc làm cần thiết để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

Song để giải quyết vấn đề này đòi hỏi cần có các giải pháp quyết liệt của cơ quan chức năng, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Giám đốc Sở Công thương Nguyễn Trường Khoa, cơ quan thường trực Ban chỉ đạo 389 tỉnh cho biết, trong thời gian tới, các thành viên Ban chỉ đạo 389 tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và nâng cao ý thức của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động TMĐT.

Người tiêu dùng cần chủ động trang bị các kỹ năng mua hàng trên mạng, nâng cao tinh thần trách nhiệm khi mua hàng và phải nhận thức rõ nhiệm vụ của mình trong việc ngăn chặn hàng lậu, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hoá không rõ nguồn gốc xuất xứ. Kịp thời phát hiện, tố cáo, phản ánh các hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa và công chức khi thực thi công vụ có dấu hiệu bao che, tiếp tay cho các đối tượng vi phạm.

Ban chỉ đạo 389 chỉ đạo các lực lượng: biên phòng, hải quan, quản lý thị trường, công an, thuế đẩy mạnh trao đổi thông tin và phối hợp với các cơ quan quản lý chuyên ngành như công thương, thông tin truyền thông và viễn thông, công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, truyền dẫn, hạ tầng mạng... cập nhật đầy đủ thông tin của các tổ chức, cá nhân hoạt động TMĐT để tăng cường công tác quản lý thuế và thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm hành vi lợi dụng hoạt động TMĐT để buôn lậu, gian lận thương mại và kinh doanh hàng giả.

Thục Quyên

Tin liên quan:
  • Chủ động kiểm soát hoạt động thương mại điện tử
    Đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử

    Hiện nay, thương mại điện tử (TMĐT) trên địa bàn tỉnh đã trở thành phương thức giao dịch khá phổ biến, được cả DN sản xuất, phân phối và người tiêu dùng chủ động khai thác. Với nhiều chuyển biến tích cực về hạ tầng, quy mô thị trường TMĐT, hoạt động TMĐT được dự báo có nhiều dư địa thuận lợi để phát triển trong thời gian tới.

  • Chủ động kiểm soát hoạt động thương mại điện tử
    Đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử

    COVID-19 tác động lớn đến hoạt động kinh doanh, phân phối, xuất khẩu các mặt hàng nông sản của địa phương. Để tháo gỡ khó khăn này, các doanh nghiệp, hợp tác xã, các chủ thể của chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã nỗ lực để đưa nông sản và các sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử. Đây là giải pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân giải quyết lượng hàng hóa bị ùn ứ, mở rộng thị trường và tiếp cận với xu thế thương mại công nghệ số.


Thục Quyên

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Hiệu quả liên kết sản xuất lúa hữu cơ

Hiệu quả liên kết sản xuất lúa hữu cơ
2024-03-21 05:20:00

QTO - Để bảo vệ môi trường sản xuất, môi trường sinh thái, tạo sản phẩm sạch, bảo vệ sức khỏe con người, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn của tỉnh...

Tiếp tục gỡ khó cho cây chuối ở Hướng Hóa

Tiếp tục gỡ khó cho cây chuối ở Hướng Hóa
2024-03-20 05:25:00

QTO - Mặc dù huyện Hướng Hóa đã thực hiện nhiều giải pháp để gỡ khó cho cây chuối Hướng Hóa như cấp 9 mã số vùng trồng (MSVT) trên cây chuối (xuất khẩu vào...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết