Cập nhật:  GMT+7

Chiến khu Ba Lòng - địa chỉ đỏ trong lòng dân

Chiến khu xưa Ba Lòng, nay thuộc xã Ba Lòng, huyện Đakrông thường xuyên đón các cựu chiến binh về tri ân đồng đội đã ngã xuống trên mảnh đất này và tìm gặp lại người dân từng che chở, nuôi giấu bộ đội đánh giặc. Đây cũng là địa chỉ đỏ để người dân đến tưởng niệm, ôn lại truyền thống hào hùng của cha anh đã ngã xuống trong hai cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Ngày 6/2/2023, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 49 công nhận Ba Lòng là xã An toàn khu của Trung ương đặt tại tỉnh Quảng Trị trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Chiến khu Ba Lòng - địa chỉ đỏ trong lòng dân

Người dân xã Ba Lòng tích cực đầu tư sản xuất lạc là cây có thế mạnh cho thu nhập cao - Ảnh: THANH TRÚC

Những trang sử hào hùng của chiến khu xưa Ba Lòng

Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Đakrông Hồ Thị Kim Cúc cho biết, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Ba Lòng tuy không còn hình thái một chiến khu vững chắc, an toàn như thời kỳ chống Pháp nhưng với vị trí chiến lược quan trọng nơi đây luôn xảy ra những cuộc tranh chấp quyết liệt giữa ta và địch. Sau chuyển quân tập kết, từ một chiến khu cách mạng vững mạnh của cả tỉnh và phân khu Bình Trị Thiên, Ba Lòng trở thành nơi địch tập trung lực lượng để thực hiện mưu đồ khống chế bằng được vùng rừng núi.

Cuối năm 1960, cùng với Nhân dân Nam Hướng Hóa, Nhân dân Ba Lòng nổi dậy khởi nghĩa. Kết quả 10 xã Nam Đường 9 và 5 xã quận Ba Lòng và xã Hải Phúc được giải phóng, hình thành căn cứ miền núi Quảng Trị nối liền với miền núi Thừa Thiên - Huế, tạo thành vùng giải phóng liên hoàn, rộng lớn.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào đấu tranh chính trị của Nhân dân Ba Lòng đã được sự hỗ trợ ngày càng tích cực, hiệu quả của mũi đấu tranh vũ trang. Đêm mồng 8 rạng ngày 9/2/1964, được sự hỗ trợ của trung đội du kích Ba Lòng và đơn vị đặc công quân khu, C55 bộ đội tỉnh đột nhập đánh chiếm quận lỵ Ba Lòng và chỉ sau 25 phút quân ta hoàn toàn làm chủ quận lỵ.

ThS. Trần Văn Toàn, Trường Chính trị Lê Duẩn chia sẻ, ngày 14/4/1947, Tỉnh ủy mở cuộc họp tại Teng Teng (vùng núi Triệu Phong). Sau khi đánh giá tình hình, hội nghị đề ra nhiều biện pháp để đối phó với địch cũng như củng cố phong trào. Hội nghị quyết định xây dựng chiến khu để ổn định và tập trung cơ quan lãnh đạo của tỉnh. Tỉnh ủy quyết định chọn vùng đất phía Tây hai huyện Triệu Phong, Hải Lăng từ Hòn Linh, Bợc Lở, qua Khe Su, Khe Cau, Ba Lòng kéo dài xuống Bơơng để xây dựng căn cứ cách mạng - gọi là chiến khu Ba Lòng.

Đây là vùng đất có địa thế hết sức lợi hại, một thung lũng dài và khá rộng, đất đai màu mỡ. Vùng Ba Lòng được bao bọc bởi đồi núi cao, hiểm trở, những dãy núi trùng điệp này tạo thành các bức thành vững chắc bảo vệ an toàn cho chiến khu khi bị địch tấn công từ bất kỳ hướng nào. Ngược lại, đặc điểm địa hình này rất thuận lợi cho ta, từ chiến khu có thể quan sát địch từ xa để đề phòng địch. Căn cứ Ba Lòng có những con đường giao thông quan trọng, có điều kiện liên lạc quốc tế và có thể tấn công địch từ khắp mọi phía bằng bộ binh và vận chuyển lương thực, thực phẩm, quân khí, quân nhu các nơi về.

Bên cạnh đó, vùng Ba Lòng đất đai màu mỡ, nguồn nước và lâm thổ sản dồi dào đảm bảo lực lượng kháng chiến ở đây có thể sản xuất tự cung, tự cấp lương thực trong điều kiện bị cắt đứt liên lạc, tiếp viện từ bên ngoài. Người dân Ba Lòng vốn có truyền thống yêu nước, cần cù, dũng cảm nên khi đặt chân lên vùng đất này, cán bộ, chiến sĩ được Nhân dân hết lòng giúp đỡ. Từ năm 1948, Ba Lòng trở thành căn cứ địa cách mạng của tỉnh và phân khu Bình Trị Thiên trong suốt cuộc kháng chiến chống Pháp.

TS. Trần Thanh Thủy, Trường Chính trị Lê Duẩn cho biết thêm, trong chiến tranh chống Mỹ, cứu nước, thắng lợi của quân giải phóng Quảng Trị ở Ba Lòng đã gây tâm lý bi quan và hoang mang cực độ trong quân đội Sài Gòn khiến chính quyền Sài Gòn phải ra lệnh phạt nặng quận trưởng.

Về phía cách mạng, đây là lần đầu tiên ở Trị Thiên, quân giải phóng tập kích một quận lỵ và giành được thắng lợi, là chiến thắng lớn nhất trên chiến trường Quảng Trị tính đến thời điểm tháng 2/1964, phất cao lá cờ đầu của Quảng Trị trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước...

Ba Lòng đổi thay từng ngày

Từ một vùng rừng núi hoang vu, đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn thì hiện nay hạ tầng giao thông, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa của xã được xây dựng khang trang. Đầu năm 2020, xã Ba Lòng đã hoàn thành mục tiêu Chương trình 135 của Chính phủ, chính thức ra khỏi diện xã đặc biệt khó khăn. Năm 2023, xã có 767/795 hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa, đạt 96,5%. Ba Lòng là xã duy nhất của huyện Đakrông đạt chuẩn về phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

Để có được kết quả đó, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Ba Lòng Lê Quang Hiền cho biết, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Ba Lòng luôn đoàn kết, triển khai đồng bộ các giải pháp để phát triển KT-XH. Năm 2023, tổng diện tích gieo trồng của xã đạt 872,8 ha, sản lượng lương thực có hạt đạt 839 tấn; thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 29 triệu đồng, tỉ lệ hộ nghèo còn 8,2%.

Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong xã mong muốn chiến khu Ba Lòng sớm được các cấp, ngành từ trung ương đến huyện quan tâm đầu tư, tôn tạo, phục dựng xây dựng địa chỉ đỏ này xứng tầm với giá trị lịch sử là nơi đặt trụ sở các cơ quan Đảng, Ủy ban Kháng chiến hành chính, đoàn thể, bộ đội chủ lực, các công binh xưởng, là trung tâm lãnh đạo kháng chiến.

Trong thời gian tới, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Ba Lòng phát huy truyền thống quý báu, giá trị lịch sử vô giá của chiến khu cách mạng, tiếp bước cha ông xây dựng Ba Lòng ngày càng giàu mạnh, văn minh xứng đáng với danh xưng xã An toàn khu trong thời kỳ hội nhập và phát triển của đất nước.

Tuấn Quang

Tin liên quan:
  • Chiến khu Ba Lòng - địa chỉ đỏ trong lòng dân
    Chiến khu Ba Lòng và hai nhà thơ trẻ Trị Thiên

    Năm 1947, có hai chiến sĩ là hai nhà thơ rất trẻ: Hải Bằng (17 tuổi) quê ở Thừa Thiên và Tấn Hoài (19 tuổi) quê ở Quảng Trị gặp nhau nơi chiến khu Ba Lòng. Họ rất thân nhau, quý nhau, như đôi bạn tri kỷ, tri âm. Vậy nên, Hải Bằng đã giới thiệu hai người rất đời thường thân mật: “Mi Tấn Hoài tức là Trần Quốc Tiến/Tao Văn Tôn rồi cũng gọi Triều Dương”.

  • Chiến khu Ba Lòng - địa chỉ đỏ trong lòng dân
    “Địa chỉ đỏ” - Lịch sử mãi trường tồn

    Cam Lộ là một vùng đất giàu truyền thống yêu nước và cách mạng. Đây là nơi đã hai lần được chọn đặt “kinh đô kháng chiến”, đó là Thành Tân Sở ở xã Cam Chính-nơi vua Hàm Nghi dựng cờ, ban chiếu Cần Vương chống Pháp và thị trấn Cam Lộ - nơi đặt trụ sở làm việc và đón tiếp ngoại giao của Chính phủ CMLTCHMN Việt Nam thời chống Mỹ. Cùng với di tích Nhà Tằm Tân Tường có tầm vóc bề dày lịch sử cận đại và mang nét đặc thù như một bản doanh của cả hai thời kỳ trước và sau ngày có Đảng đã tạo nên chuỗi ...


Tuấn Quang

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Đồng hành với thanh niên xuất ngũ

Đồng hành với thanh niên xuất ngũ
2024-02-29 05:35:00

QTO - Hằng năm, có hàng trăm bạn trẻ Quảng Trị hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương. Thông qua nhiều hoạt động ý nghĩa, các cấp bộ đoàn trong tỉnh...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết