Cập nhật:  GMT+7

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội triển khai nhiệm vụ lao động-người có công và xã hội năm 2024

Sáng nay 26/12, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) Đào Ngọc Dung và các thứ trưởng Bộ LĐ,TB&XH chủ trì hội nghị đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2023; triển khai nhiệm vụ năm 2024. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đến dự và chỉ đạo hội nghị. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam tham dự hội nghị tại điểm cầu Quảng Trị.

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội triển khai nhiệm vụ lao động-người có công và xã hội năm 2024

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam và các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Quảng Trị - Ảnh: HN

Theo báo cáo của Bộ LĐ,TB&XH, năm 2023, Bộ LĐ,TB&XH tổ chức thực hiện đồng bộ, linh hoạt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trên các lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.

Cùng với sự phục hồi và phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế, thị trường lao động tiếp tục được phục hồi, lực lượng lao động, số người có việc làm và thu nhập của người lao động đều tăng so với năm 2022.

Ước thực hiện năm 2023, tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt 68%; số lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng khoảng 155.000 người. Công tác phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực; tỉ lệ lao động trong độ tuổi tham gia BHXH khoảng 39,25%, tỉ lệ lao động trong tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp khoảng 31,58%. Tiếp tục đổi mới, phát triển giáo dục nghề nghiệp (GDNN), nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Đến nay, cả nước có 1.886 cơ sở GDNN, gồm 399 trường cao đẳng, 429 trường trung cấp và 1.058 trung tâm GDNN. Tuyển sinh học nghề năm 2023 ước đạt hơn 2,29 triệu người; tốt nghiệp ước đạt hơn 2 triệu người.

Công tác chăm sóc người có công với cách mạng, đời sống người có công tiếp tục được nâng cao hơn.

Tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời chính sách trợ cấp thường xuyên cho 1.138.816 đối tượng với kinh phí thực hiện cả năm khoảng 29.000 tỉ đồng; trợ cấp một lần cho 2.332 người với tổng kinh phí 100 tỉ đồng.

Các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, huy động nguồn lực xã hội chăm lo đời sống cho người có công với cách mạng được đẩy mạnh. Đời sống người có công và thân nhân người có công tiếp tục được cải thiện, nâng cao hơn.

Các chính sách, chương trình giảm nghèo được thực hiện khá toàn diện và tương đối đầy đủ, đời sống của hộ nghèo từng bước cải thiện, nâng cao; an sinh xã hội luôn được đảm bảo.

Ước tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều năm 2023 còn 2,93%, tỉ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số còn khoảng 17,82%.

Công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em được đẩy mạnh; bảo đảm duy trì các dịch vụ trợ giúp xã hội và kịp thời phát hiện, giải quyết, thông tin về các vấn đề, vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em và liên quan đến quyền trẻ em.

Tính đến nay, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam vận động được 110 tỉ đồng, hỗ trợ trực tiếp cho 68.011 lượt trẻ em, với kinh phí 50,605 tỉ đồng, hỗ trợ gián tiếp cho 57.489 lượt trẻ em với kinh phí 48,485 tỉ đồng.

Duy trì tỉ lệ xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em đạt 57%. Công tác tuyên truyền, phòng chống ma túy, mại dâm và mua bán người được đẩy mạnh.

Công tác đào tạo, tập huấn, nâng cao nghiệp vụ cho người làm công tác phòng, chống tệ nạn xã hội được thực hiện thường xuyên.

Nhiệm vụ năm 2024 được Bộ LĐ,TB&XH xác định: Phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập nhằm huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực phục vụ phục hồi và phát triển KT-XH; tiếp tục đổi mới toàn diện, thực hiện quyết liệt các khâu đột phá phát triển GDNN, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách an sinh, phúc lợi xã hội đối với người có công, quan tâm đời sống người nghèo, người gặp khó khăn, thu nhập thấp; tạo môi trường sống an toàn, thân thiện, lành mạnh để thực hiện ngày càng tốt hơn các quyền của trẻ em...

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương những nỗ lực cố gắng và kết quả đạt được của ngành LĐ,TB&XH trong năm 2023. Đồng thời đề nghị toàn ngành LĐ,TB&XH tiếp tục tập trung, quyết liệt với quyết tâm cao, linh hoạt, khoa học và hiệu quả trong chỉ đạo, điều hành, quyết liệt trong hành động theo phương châm “Đoàn kết, kỷ cương, đổi mới, phát triển” .

Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật để phát triển đồng bộ các yếu tố của thị trường lao động, nâng cao chất lượng hoạt động của các định chế trung gian của thị trường; thúc đẩy tạo việc làm bền vững, chú trọng tạo việc làm mới; quan tâm nâng cao chất lượng công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động cũng như hỗ trợ người lao động về nước đúng hạn hòa nhập thị trường lao động trong nước

Thúc đẩy đào tạo lao động có trình độ tay nghề cao; đẩy nhanh chuyển đổi số, hiện đại hóa cơ sở vật chất và đổi mới chương trình, phương thức đào tạo; hoàn thiện, phát triển hệ thống an sinh xã hội bao trùm, toàn diện, đa dạng và nâng cao khả năng tiếp cận của các nhóm đối tượng, nhất là đối tượng yếu thế và người dân tộc thiểu số; làm tốt hơn nữa công tác chăm sóc người có công với cách mạng, công tác trẻ em, bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ, tăng cường phòng, chống tệ nạn xã hội...

Hoài Nhung

Tin liên quan:

Hoài Nhung

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết